Bắc Kạn Khống Chế Dịch Bệnh Lở Mồm Long Móng
Chi cục trưởng Thú y Bắc Kạn Hoàng Việt Thường cho biết, 15 ngày qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn không có gia súc mắc bệnh, dịch bệnh lở mồm long móng đã được khống chế.
Dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) xuất hiện trên địa bàn huyện Pác Nặm từ ngày 14/8/2013, sau đó lan ra các huyện Ba Bể và Chợ Đồn (Bắc Kạn) làm 187 con trâu, bò mắc bệnh, có 2 con chết. Đến nay, có 128 con gia súc đã chữa khỏi triệu chứng lâm sàng, số còn lại đang được điều trị, theo dõi.
Từ ngày 23/9 đến nay không có con gia súc nào bị mắc bệnh. Toàn bộ 11.422 con trâu bò ở vùng có ổ dịch, vùng đệm, vùng uy hiếp đã được tiêm phòng vaccine LMLM.
Bắc Kạn vẫn duy trì việc nghiêm cấm vận chuyển gia súc ra, vào vùng có dịch ở các huyện Ba Bể, Pác Nặm và Chợ Đồn.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ thú y ở các xã tiếp tục giám sát dịch bệnh, không cho vận chuyển gia súc ra, vào vùng đã có dịch, chưa mở lại chợ gia súc ở Nghiên Loan cho đến khi con gia súc cuối cùng mắc bệnh qua 21 ngày.
Có thể bạn quan tâm
Nuôi tôm nước lợ tại Quảng Nam gặp khó là chuyện… biết rồi, khổ lắm nói mãi. Theo ngành chức năng, ưu tiên chất lượng con giống trong việc chuyển đổi đối tượng nuôi là điều cần thiết hiện nay.
Thanh niên vùng cao chủ yếu làm nương rẫy. Không cam chịu cảnh nghèo, một số bạn trẻ đã tự mày mò làm giàu ngay tại quê hương.
Xuất thân từ một gia đình “nông dân nòi” ở ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, Lưu Hoàng Anh rất chí thú làm ăn. Anh xác định, là nông dân phải gắn bó với ruộng đồng, phải biết tính toán, dám nghĩ dám làm, chịu khó ắt sẽ thành công.
Nhằm khuyến khích các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang) duy trì ổn định và phát triển sản xuất, Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ vừa tổ chức hỗ trợ cá thát lát cườm và cá rô phi giống cho hàng trăm hộ dân ở 4 xã điểm xây dựng nông thôn mới và nông dân trong mô hình mẫu điểm, cánh đồng mẫu lớn trong huyện.
Hàng trăm ha bắp vụ Hè Thu thuộc các xã Bình Trung, Bình Giã, Xuân Sơn (huyện Châu Đức - Bà Rịa - Vũng Tàu) có nguy cơ mất trắng do cây phát triển không đồng đều và không ra trái. Được biết đây là giống bắp NK67 - lai đơn F1có xuất xứ từ Inđonesia do Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (trụ sở đóng tại khu công nghiệp Biên Hòa - Đồng Nai) nhập khẩu và phân phối.