Thiệt Hại Gần 13.000 Ha Tôm Nuôi
Do môi trường và thời tiết thay đổi, chuyển mưa chính vụ, buổi sáng trời nắng nóng, buổi chiều mưa rải rác nên vùng nuôi tôm trong tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại hơn 12.951 ha.
Trong đó tôm sú thiệt hại 3.042 ha, chiếm 22,8% diện tích thả, tôm thẻ thiệt hại 9.909 ha, chiếm 44,8% diện tích thả.
Diện tích tôm chết tập trung ở địa bàn thị xã Vĩnh Châu, các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên và Cù Lao Dung. Cho đến nay, người dân nuôi tôm ở Sóc Trăng lo nhất là tôm bị dịch bệnh chết do virus đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng khuyến cáo: Để phòng ngừa dịch bệnh người nuôi tôm cần quản lý tốt môi trường ao nuôi, diệt khuẩn trong ao, tăng cường men tiêu hóa và các khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
Nuôi tôm theo mô hình bền vững, bảo vệ môi trường, thả nuôi với mật độ thưa, áp dụng nuôi theo hướng VietGAP, BMP, mô hình nuôi ghép với cá rô phi, nuôi tôm hai giai đoạn.
Có thể bạn quan tâm
Giai đoạn đầu mới thành lập, các nông - lâm trường quốc doanh được Nhà nước giao quản lý một lượng lớn diện tích lớn đất rừng, đất sản xuất. Tuy nhiên, khi thay đổi cơ chế quản lý từ bao cấp sang kinh tế thị trường, các nông lâm trường phải tự hạch toán kinh doanh, chuyển thành các công ty nông, lâm nghiệp, sau đó thực hiện cổ phần hóa thì vấn đề quản lý sử dụng đất đã nảy sinh nhiều bất cập, dẫn đến nhiều hệ lụy.
Là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam, Công ty lâm nghiệp Yên Lập (tiền thân là Lâm trường Yên Lập được thành lập từ năm 1963) được giao nhiệm vụ trồng, quản lý, bảo vệ và khai thác rừng sản xuất đáp ứng nguyên liệu ngành giấy, ngoài ra công ty còn tổ chức sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp, chế biến lâm sản...
Vụ chiêm xuân năm nay huyện Hạ Hòa gieo cấy được gần 4.000ha lúa. Hiện lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đã trỗ bông chờ ngày thu hoạch. Để bảo vệ sản xuất vụ chiêm xuân và nhằm mục tiêu đạt năng suất, sản lượng cao huyện đã chú trọng việc chỉ đạo chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa. Đặc biệt huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt việc tổ chức chiến dịch diệt chuột tập trung. Đến nay, trên đồng ruộng tình trạng chuột phá hại đã giảm hẳn.
Diễn biến thời tiết bất thường, lũ xuất hiện trái mùa xảy ra cuối tháng 3 vừa qua khiến nông dân dọc vùng sông Vu Gia - Thu Bồn thiệt hại về hoa màu không nhỏ. Chính điều này, buộc ngành trồng trọt phải cơ cấu lại sản xuất, dần bỏ thói quen canh tác theo… kinh nghiệm.
Với ngành nông nghiệp hiện chiếm khoảng 17% trong cơ cấu kinh tế của địa phương, nhưng tác động trực tiếp tới đời sống của gần 70% dân số như Quảng Ngãi thì việc tăng sức cạnh tranh cho ngành nông nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức cần thiết.