Thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) phát triển đàn vật nuôi hiệu quả
Mô hình nuôi bò, nuôi dê đang ngày càng phát triển ở thị xã Vĩnh Châu và được xem là một trong cách làm ăn thoát nghèo hiệu quả được địa phương nhân rộng, với số lượng vật nuôi ngày càng tăng qua từng năm, đến nay Vĩnh Châu đã có khoảng 2000 con bò, ông Lê Quang Minh - Trưởng trạm thú y thị xã Vĩnh Châu cho biết: “Từ các chương trình dự án đa dạng hóa vật nuôi cây trồng, các hộ dân đã chọn mô hình nuôi bò, dê để tăng thu nhập cho nông hộ. Hiện thị xã có tổng đàn bò khoảng 2.000 con, dê khoảng 600 con.
Mô hình chăn nuôi này tương đối phù hợp với hộ ít dất, ít vốn.” Ông Hồ Văn Khánh, Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Hiệp cho biết: “Trong năm 2015, từ các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, xã đã xác định mô hình nuôi bò, nuôi dê để đầu tư cho hộ nghèo, cận nghèo và khuyến khích bà con tận dụng đất trống trồng cỏ để chăn nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình.”
Hai năm trước, hộ ông Trần Văn Đấu ở ấp Đặng Văn Đông - xã Vĩnh Hiệp cũng lao đao vì nuôi tôm thất bát; Vốn cần cù lao động, nhờ sự hướng dẫn của địa phương, nhận thấy nghề nuôi bò không khó, lại tận dụng được nguồn cỏ tự nhiên làm thức ăn cho bò, nên ông đã mua một cặp bò nuôi thử, sau 3 tháng thấy bò lớn nhanh, ông đã mạnh dạn mua thêm 2 con bò nữa về nuôi; Sau hơn 1 năm chăm sóc ông vừa xuất bán được một con bò thịt với giá gần 30 triệu đồng, theo ông Đấu mô hình này phù hợp với điều kiện sản xuất của gia đình, nên ông tiếp tục đầu tư nhân đàn.
Từ nhiều chương trình tín dụng, hỗ trợ người nghèo phát triển bằng mô hình chăn nuôi đã dần phát huy hiệu quả. Ngoài nuôi bò sinh sản, nông dân Vĩnh Châu còn phát triển kinh tế hộ bằng mô hình nuôi dê, giúp thoát nghèo bền vững. Để đàn vật nuôi phát triển tốt, ngành thú y cũng thường xuyên hướng dẫn kỷ thuật chăm sóc và tổ chức tiêm phòng đầy đủ, ông Lê Quang Minh - Trưởng trạm thú y thị xã Vĩnh Châu cho biết: “Trạm sẽ đi sâu công tác tuyên truyền tập huấn đối với hộ nuôi, khuyến cáo bà con chọn giống tốt có nguồn gốc rõ ràng, trạm sẽ tập trung tiêm phòng đầy đủ cho đàn vật nuôi và thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh.”
Mô hình nuôi dê cho hiệu quả kinh tế ở Vĩnh Châu.
Hiện nay mô hình nuôi bò, nuôi dê đang phát triển mạnh ở thị xã Vĩnh Châu, giúp nhiều nông dân có việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập và thoát nghèo bền vững. Đó là kết quả đáng ghi nhận trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 mà Đảng bộ Vĩnh Châu nỗ lực lãnh đạo trong phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn, đây chính là tiền đề để Đảng bộ đề ra chỉ tiêu và giải pháp sát hợp trong nhiệm kỳ mới.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, các cấp, các ngành, các địa phương trong huyện đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Chỉ thị số 05 của Huyện ủy về việc “tăng cường lãnh đạo ngăn chặn và xử lý việc nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa”.
Tại cuộc họp giao ban công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông sản ngày 5/11, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thị Xuân Thu khẳng định, Bộ không cấm người dân thu gom ốc bươu vàng.
Đến Tháp Mười, tôi có dịp gặp những người trồng sen, có người gần như gắn bó cả đời với cây sen. Ngồi bên cánh đồng sen mênh mông nước, người thì kể cái duyên mà mình gắn bó với sen, người thì vui mừng vì sen đột ngột lên giá, về triển vọng cây sen trong tương lai, cũng có người băn khoăn về hướng đi của cây sen - nhưng điểm chung nhất là ai cũng mong muốn sen hồng mãi tỏa hương, mãi là loài cây lấy hạt chủ lực trên vùng đất Tháp Mười.
Với nhiều tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch, dịch vụ và khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, những năm qua Vân Đồn (Quảng Ninh) đã xác định thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Chính vì vậy, huyện đã có chính sách, giải pháp để phát triển ngành Thuỷ sản bền vững.
Hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 15 cơ sở nuôi nhốt cá sấu với khoảng gần 1.000 cá thể. Các hình thức nuôi chủ yếu là nuôi trang trại, nuôi trong điều kiện bán hoang dã, nuôi phục vụ du lịch và nuôi kiểng hộ gia đình; tập trung nhiều nhất ở huyện Bình Tân, Long Hồ và TP Vĩnh Long.