Đăng Ký Chỉ Dẫn Địa Lý Thanh Long Bình Thuận Sang Các Nước EU
Chỉ dẫn địa lý (geographical Indication- GI) trên sản phẩm sẽ chỉ rõ một sản phẩm có nguồn gốc ở một vùng hoặc một địa danh cụ thể và gắn liền với những phương thức sản xuất truyền thống có danh tiếng.
Với thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay và người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn, GI sẽ giúp gia tăng giá bán lẻ các sản phẩm, phân bổ giá trị tốt hơn, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển bởi lẽ những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý khi tới được với người tiêu dùng sẽ mang lại giá trị lớn cho người sản xuất.
Có thể nói Bình Thuận hiện là “thủ phủ” thanh long của cả nước. Các nước khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đã chấp nhận sản phẩm thanh long Bình Thuận. Hiện nay tỉnh cũng đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 100% diện tích thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Quả thanh long Bình Thuận đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa vào ngày 15 tháng 11 năm 2006 theo Quyết định số 786/QĐ-SHTT, và ngày 8 tháng 7 năm 2011, UBND tỉnh Bình Thuận ban hành Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND kèm theo Quy chế quản lý và sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” dùng cho sản phẩm quả thanh long.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa sản phẩm thanh long đang được xem là một hướng đi có hiệu quả, nhằm bảo vệ uy tín và phát triển thương hiệu thanh long Bình Thuận trên thị trường; mới đây, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã có chủ trương đăng ký chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận sang các nước Liên minh châu Âu (EU) với tên đăng ký chỉ dẫn địa lý: THANH LONG BÌNH THUẬN/BINH THUAN DRAGON FRUIT. Đồng thời cho phép Hiệp hội Thanh long Bình Thuận đứng tên trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận sang các nước EU.
Chủ tịch giao Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ Hiệp hội Thanh long Bình Thuận hoàn thiện các thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý theo sự hướng dẫn của Cục Sở hữu trí tuệ, Dự án Hỗ trợ Chính sách đầu tư và Thương mại của châu Âu…
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ Hiệp hội Thanh long hoàn thiện hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý. Tiếp tục cung cấp một số thông tin, chứng cứ: Xác định thời điểm thanh long bắt đầu được trồng tại Bình Thuận, bản đồ vùng trồng thanh long Bình Thuận được UBND tỉnh phê duyệt, quy trình trồng thanh long...
Đối với Sở Công Thương: Chủ tịch yêu cầu cung cấp các chứng cứ thanh long Bình Thuận đã được thương mại tại thị trường EU (quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, hợp đồng mua bán, hợp đồng ghi nhớ, chào hàng, các hóa đơn chứng từ mua bán thanh long, giấy khai báo hải quan …). Đồng thời phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện các công việc phát sinh theo yêu cầu của EU.
Hiệp hội Thanh long Bình Thuận phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hoàn thiện hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận sang các nước EU. Phối hợp với Sở Công Thương cung cấp các chứng cứ thanh long Bình Thuận đã được thương mại tại thị trường EU (hợp đồng mua bán, hợp đồng ghi nhớ, chào hàng, các hóa đơn chứng từ mua bán thanh long, giấy khai báo hải quan…).
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện các công việc phát sinh theo yêu cầu của EU. Vận động các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long Bình Thuận sang các nước EU đóng góp kinh phí thực hiện các công việc phát sinh theo yêu cầu của EU.
Hy vọng khi đăng ký chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận sang các nước EU thì sản phẩm thanh long của Bình Thuận sẽ bán được với giá cao hơn, được người tiêu dùng chú ý hơn và từ đó sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn không chỉ cho nhà nông mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho tỉnh nhà.
Có thể bạn quan tâm
Theo đánh giá của các nhà khoa học, việc ứng dụng thành tựu từ công nghệ cây trồng biến đổi gen (BĐG) sẽ góp phần tăng thêm sản lượng ngô cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Lâm Đồng đang bước vào mùa thu hoạch sầu riêng chính vụ. Theo các chủ vườn, năm nay loại trái cây này không chỉ được mùa mà còn được giá.
Từ bòn bon, măng cụt, bơ đến cả mãng cầu (na) trong nước đều đang lép vế hoàn toàn so với các loại trái cây nhập khẩu cùng loại.
Bệnh trắng lá mía do dịch khuẩn bào Phytoplasma gây ra. Đây là bệnh nguy hiểm trên cây mía và chưa có thuốc BVTV đặc trị.
Từ vùng đất cằn cỗi, trồng nhiều loại cây nhưng không thu lại lợi ích kinh tế cao, nhiều nông dân tại huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây gấc, bước đầu đã vươn lên làm giàu từ mảnh đất của mình.