Giống Bơ Trái Vụ Đắt Hàng

Ở Tây Nguyên những năm gần đây, bơ trái vụ đang cho thu nhập cao, bởi nó có giá bán cao hơn bơ chính vụ 3-4 lần mà cung vẫn không đủ cầu.
Nhận biết được điều này, ngay từ đầu mùa mưa năm nay, bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang đổ xô về khu vực TP Buôn Ma Thuột (khu vực đóng chân của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm Tây Nguyên) để tìm mua cây giống.
Anh Lê Bá Ngọc, nông dân xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn tìm mua giống bơ trái vụ cho biết: “Nhà tôi có 6 sào cà phê trồng được 5 năm, qua theo dõi thông tin trên tivi, báo chí thấy nhiều mô hình trồng bơ trái vụ cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3- 4 lần so với bơ chính vụ mà lại tốn ít chi phí, công chăm sóc nên tôi về đây tìm mua ít cây giống trồng xen canh trong vườn cà phê. Với giá bán 50 ngàn đ/cây, tôi mua thử 50 cây về trồng, nếu tỷ lệ sống cao tôi sẽ mua thêm 100 cây nữa”...
Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, hiện nay việc trồng cây bơ xen canh trong các vườn cà phê ở Tây Nguyên đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ sở cung ứng cây giống có uy tín, đạt chất lượng thì trên thực tế vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung ứng cây giống theo kiểu “giả cầy” khiến bà con nông dân mất tiền thật mua giống giả. Vì vậy bà con phải chọn những cơ sơ có uy tín để mua...
Có thể bạn quan tâm

Những tháng đầu năm 2013, tình hình nuôi và tiêu thụ cá tra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang diễn biến không thuận lợi do giá cá tra nguyên liệu hầu như luôn nằm dưới giá thành sản xuất khiến nông dân nuôi cá lỗ nặng, phải thu hẹp sản xuất. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) chế biến cá tra xuất khẩu (XK) lại cạnh tranh nhau về giá XK cá tra phi lê dẫn đến giá cá liên tục giảm.

Trong những chương trình trước chúng tôi có phản ánh đến quý khán giả tình trạng người nuôi tôm neo hàng chờ giá làm cho nguồn nguyên liệu khan hiếm gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Trong những chương trình trước chúng tôi có phản ánh đến quý khán giả tình trạng người nuôi tôm neo hàng chờ giá làm cho nguồn nguyên liệu khan hiếm gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Định có 2.229 ha mặt nước được đưa vào nuôi tôm. Nhờ thực hiện khá nghiêm túc lịch thời vụ, kiểm dịch tôm giống, nhân rộng mô hình nuôi tôm cộng đồng nên hầu hết các địa phương đã khống chế được tình trạng dịch bệnh tôm nuôi, năng suất tôm đạt khá.

Tính đến nay, các ngân hàng thương mại đã đầu tư hơn 556 tỷ đồng cho các hộ nuôi tôm. Tuy nhiên, do sản xuất gặp nhiều rủi ro, nên nhiều hộ nuôi tôm lâm vào cảnh nợ nần không còn khả năng thanh toán nợ.