Thị Xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) Lo Lắng Vụ Tôm Mùa Lũ

Nuôi tôm trên chân ruộng lúa mùa lũ thời gian qua mang lại lợi nhuận khá cao cho nhiều nông dân. Năm nay nước lũ về sớm gần 1 tháng nên con tôm “lên đồng” sớm hơn. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của mực nước thượng nguồn khiến nhiều hộ nuôi tôm hết sức lo lắng.
Anh Nguyễn Tiền Giang, xã Bình Thạnh, TX.Hồng Ngự (Đồng Tháp) cho biết, đây là năm thứ 4 gia đình anh thả nuôi tôm mùa lũ, nhưng chưa có năm nào mực nước lại “trồi sụt” như năm nay. Đầu tháng 8, nước lên từng ngày, nhưng đến cuối tháng nước xuống mạnh và hiện chênh lệch giữa 2 thời điểm đã gần 1,6m.
“Đầu mùa lũ thấy nước lên nhanh nên tôi huy động nhân công để đăng lưới cao thêm gần 2m nhưng chưa được bao lâu thì phải tốn thêm tiền thuê nhân công hạ lưới xuống vì sợ gió và nắng mưa làm hư lưới. Với tình hình hiện nay, mỗi ngày tôi theo dõi mực nước trong ruộng tôm 2 lần để có giải pháp ứng phó kịp thời” - anh Giang nói.
Toàn xã Bình Thạnh hiện có 97,7ha diện tích nuôi tôm mùa lũ, chiếm trên 90% diện tích nuôi tôm của TX.Hồng Ngự. Hiện tôm nuôi của bà con đang ở độ 30 đến 40 ngày tuổi, phát triển bình thường... Tuy nhiên, nhiều hộ nuôi lo lắng nếu nước tiếp tục giảm thì nguy cơ bệnh sẽ bùng phát trên tôm.
Ông Nguyễn Văn Bừa một nông dân nuôi tôm nhiều năm tại đây cho biết, đa phần những hộ nuôi tôm mùa lũ đều không chủ động được nguồn nước, chỉ một số ít hộ có đê bao lững có thể chủ động nguồn nước đảm bảo cho tôm phát triển, nên hiện nay nguy cơ thu hoạch tôm trước dự tính đối với những hộ chưa chủ động được nguồn nước là rất có thể xảy ra nếu nước tiếp tục xuống thấp.
Ông Nguyễn Huấn - Phó trưởng Phòng Kinh tế TX.Hồng Ngự cho biết, nước lũ đầu nguồn khi chảy về hạ nguồn sẽ mang theo mầm bệnh nhất định. Trong đó, thời điểm dễ bùng phát dịch bệnh trên tôm là khi lũ rút, vì khi đó, các chất hữu cơ trong đất sẽ làm bẩn nguồn nước, cộng thêm chất thải từ thức ăn, tôm thải ra làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Do vậy, việc nước lũ lên xuống thất thường thời gian qua cũng làm cho nguy cơ dịch bệnh phát sinh rất lớn...
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu mùa lũ đến nay, nông dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ tất bật ra đồng bắt ốc bươu vàng (OBV) đem về luộc, sơ chế để bán cho các chủ vựa rồi xuất sang Trung Quốc.

Trước đó, vào tháng 8, Chính phủ Thái cũng đấu thầu cung cấp 167.000 tấn gạo, nhưng số gạo được bán ra chỉ đạt 73.000 tấn, do giá thầu nhận được thấp hơn giá sàn quy định.

LTS: Dù là nước nông nghiệp nhưng mỗi năm Việt Nam phải tốn hàng trăm triệu USD để nhập khẩu hạt giống, con giống. Từ giống heo, gà, bò… đến hạt giống lúa, bí bầu, cà chua… đều phải nhập và phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung từ các công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Phạm Văn Tâm cho rằng, khoai lang tím Nhật năm nay mất giá hơn năm trước do khó khăn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Ông Võ Công Khương, chủ một gia trại chuyên nuôi gà lấy trứng ở thôn Vinh Thạnh 1, xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước), nhớ lại: “Những năm trước đây, thị trường tiêu thụ gia cầm dẫu có biến động xấu cũng chỉ kéo dài khoảng 2-3 tháng là bình ổn trở lại.