Thị Xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) Lo Lắng Vụ Tôm Mùa Lũ

Nuôi tôm trên chân ruộng lúa mùa lũ thời gian qua mang lại lợi nhuận khá cao cho nhiều nông dân. Năm nay nước lũ về sớm gần 1 tháng nên con tôm “lên đồng” sớm hơn. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của mực nước thượng nguồn khiến nhiều hộ nuôi tôm hết sức lo lắng.
Anh Nguyễn Tiền Giang, xã Bình Thạnh, TX.Hồng Ngự (Đồng Tháp) cho biết, đây là năm thứ 4 gia đình anh thả nuôi tôm mùa lũ, nhưng chưa có năm nào mực nước lại “trồi sụt” như năm nay. Đầu tháng 8, nước lên từng ngày, nhưng đến cuối tháng nước xuống mạnh và hiện chênh lệch giữa 2 thời điểm đã gần 1,6m.
“Đầu mùa lũ thấy nước lên nhanh nên tôi huy động nhân công để đăng lưới cao thêm gần 2m nhưng chưa được bao lâu thì phải tốn thêm tiền thuê nhân công hạ lưới xuống vì sợ gió và nắng mưa làm hư lưới. Với tình hình hiện nay, mỗi ngày tôi theo dõi mực nước trong ruộng tôm 2 lần để có giải pháp ứng phó kịp thời” - anh Giang nói.
Toàn xã Bình Thạnh hiện có 97,7ha diện tích nuôi tôm mùa lũ, chiếm trên 90% diện tích nuôi tôm của TX.Hồng Ngự. Hiện tôm nuôi của bà con đang ở độ 30 đến 40 ngày tuổi, phát triển bình thường... Tuy nhiên, nhiều hộ nuôi lo lắng nếu nước tiếp tục giảm thì nguy cơ bệnh sẽ bùng phát trên tôm.
Ông Nguyễn Văn Bừa một nông dân nuôi tôm nhiều năm tại đây cho biết, đa phần những hộ nuôi tôm mùa lũ đều không chủ động được nguồn nước, chỉ một số ít hộ có đê bao lững có thể chủ động nguồn nước đảm bảo cho tôm phát triển, nên hiện nay nguy cơ thu hoạch tôm trước dự tính đối với những hộ chưa chủ động được nguồn nước là rất có thể xảy ra nếu nước tiếp tục xuống thấp.
Ông Nguyễn Huấn - Phó trưởng Phòng Kinh tế TX.Hồng Ngự cho biết, nước lũ đầu nguồn khi chảy về hạ nguồn sẽ mang theo mầm bệnh nhất định. Trong đó, thời điểm dễ bùng phát dịch bệnh trên tôm là khi lũ rút, vì khi đó, các chất hữu cơ trong đất sẽ làm bẩn nguồn nước, cộng thêm chất thải từ thức ăn, tôm thải ra làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Do vậy, việc nước lũ lên xuống thất thường thời gian qua cũng làm cho nguy cơ dịch bệnh phát sinh rất lớn...
Related news

Trước tình trạng hàng trăm hộ dân ở Cà Mau triển khai kế hoạch nuôi cá sấu với hy vọng đây sẽ là vật nuôi phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, cơ quan chức năng đã khuyến cáo người dân không nên ồ ạt nuôi cá sấu, vì đây là vật nuôi không an toàn và đang trong tình trạng không có thị trường tiêu thụ.

Năm 2013, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình đã xây dựng đề án mô hình thâm canh cá rô phi NOGIP IV tại các vùng chuyển đổi của xã Thụy Thanh (huyện Thái Thụy), xã Phú Xuân (thành Phố Thái Bình), xã Quỳnh Trang (huyện Quỳnh Phụ) và xã Tây Tiến (huyện Tiền Hải).

Các hộ nuôi dê ở làng Tao Chor A (xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) cho biết, so với các vật nuôi khác như heo, bò, gà,… thì nuôi dê đem lại nguồn lợi lớn hơn mặc dù vốn đầu tư cho con giống và chuồng trại khá cao, từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng/cặp giống bố mẹ.

Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề án phát triển đàn lợn nái móng cái thuần trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012 - 2015, huyện Bạch Thông đang nỗ lực triển khai nhằm chủ động về con giống phục vụ chăn nuôi, phát triển nhanh số lượng và chất lượng đàn lợn thịt. Sau hai năm thực hiện đề án bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Những năm gần đây ở Thanh Hóa, cùng với việc thực hiện đưa cơ giới hóa, mở rộng diện tích mía, cơ cấu giống được bố trí hợp lý, nhiều giống mới năng suất, trữ lượng đường cao được đưa vào sản xuất, nên năng suất tại các vùng mía thâm canh ngày càng tăng.