Thị trường phân bón ổn định giá

Giá ‘hạ nhiệt” tại khu vực ĐBSCL
Tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhu cầu phân bón cho vụ hè thu ổn định, giá các chủng loại phân bón ít biến động. Lý giải về nguyên nhân phân bón giữ giá này, các chủ đại lý phân bón cho rằng, dù nhu cầu tiêu thụ đang tăng do nhiều tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL bước vào vụ sản xuất lúa hè thu 2015 nhưng giá nhiều loại phân bón vẫn có xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào và thị trường có sự cạnh tranh giữa nhiều loại phân bón khác nhau.
Hơn nữa, gần đây do sức tiêu thụ phân bón không tăng mạnh như mong muốn, nhiều cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp cũng chủ động giảm giá để dễ bán hàng, nhất là đối với khách mua trả tiền ngay. So với cùng kỳ năm trước, giá nhiều loại phân bón đang thấp hơn từ 40.000 - 60.000 đồng/bao.
Tương tự tại nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp (VTNN) trên địa bàn TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), hiện phân bón đạm Cà Mau giá dao động từ 375.000 - 380.000 đồng/bao (50kg), đạm Phú Mỹ giá 390.000 đồng/bao; giá các loại DAP dao động từ 530.000- 610.000 đồng/bao; kali hạt nhuyễn bột 372.000 đồng/bao; kali hạt miểng 402.000 đồng/bao; kali trắng 445.000 đồng/bao. Đối với phân urê Trung Quốc giá 350.000 đồng/bao; urê Ninh Bình 365.000 đồng/bao…
Ghi nhận tại Bình Định cũng có nhiều biến chuyển. Các năm trước, khi bước vào vụ sản xuất hè thu, thường thì giá các loại phân bón trên thị trường có sự biến động lớn, giá tăng do nông dân ồ ạt mua dự trữ để bón cho cả vụ. Tuy nhiên, trong vụ hè thu này, giá trên địa bàn tỉnh khá ổn định do nguồn cung dồi dào. Ông Trần Ngự Vũ- Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Kim Vũ Bích- kinh doanh phân bón ở thị xã An Nhơn- cho biết: Để cung ứng cho vụ sản xuất hè thu, đơn vị đã chuẩn bị được khoảng 7.000 - 8.000 tấn phân các loại, gồm: urê, ka li, DAP, SA, lân, NPK…
Riêng đối với mặt hàng phân urê, gần đây, do giá phân trên thị trường thế giới giảm kéo theo giá urê trong nước cũng giảm từ 100 - 150 đồng/kg. Dự báo giá phân urê sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới do nguồn cung dồi dào và sự cạnh tranh của hàng phân bón nhập khẩu giá rẻ. Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật hiện cũng đang giữ mức giá ổn định do nguồn nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất rất phong phú, dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt về giá giữa các công ty trong và ngoài nước.
Chủ nhiều cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp tại Cần Thơ dự đoán, giá các loại phân bón sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới do nguồn hàng dồi dào và sức mua ít có biến động lớn. |
Nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm
Cùng với câu chuyện giá phân bón trong nước có xu hướng giảm từ đầu năm đến nay, lượng nhập khẩu phân bón cũng tăng, đồng thời xuất khẩu giảm. Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 3/2015, cả nước đã nhập khẩu 281,2 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 86,9 triệu USD tăng 25,3% về lượng và tăng 21,5% về trị giá so với tháng 2. Con số này nâng lượng phân bón nhập khẩu từ đầu năm đến hết tháng 3 lên 829,9 nghìn tấn, trị giá 257,3 triệu USD, tăng 6,4% về lượng và tăng 2,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.
Ngược lại với nhập khẩu, 3 tháng đầu năm, cả nước đã xuất khẩu 164,6 nghìn tấn phân bón, trị giá 59,4 triệu USD, giảm 38,3% về lượng và giảm 36% về trị giá so với cùng kỳ, tính riêng tháng 3/2015, lượng phân bón xuất khẩu đạt 77,9 nghìn tấn, trị giá 26,5 triệu USD, tăng 187,1% về lượng và tăng 165,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Có thể bạn quan tâm

Trong 3 năm gần đây, nhiều hộ nuôi cá tra và doanh nghiệp (DN) nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra phá sản hoặc đứng trên bờ vực phá sản do thị trường xuất khẩu sụt giảm. Thị trường Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra phi lê cũng làm ngành cá tra điêu đứng.

Tính từ đầu năm đến nay, diện tích tôm thương phẩm toàn tỉnh Ninh Thuận thả nuôi trên 955 ha, trong đó có 900 ha tôm thẻ chân trắng và 55 ha tôm sú. Tuy diện tích thả nuôi chỉ đạt 74% so với cùng kỳ năm trước, nhưng theo Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), tình hình bệnh trên tôm nuôi có xu hướng giảm và giá bán tôm thương phẩm tăng, đây được coi là tín hiệu vui về sự khởi sắc của nghề nuôi tôm thương phẩm trong tỉnh năm nay, đặc biệt đối với tôm thẻ chân trắng.

Năm 2000, một số vùng sản xuất lúa kém hiệu quả được phép chuyển đổi sang nuôi tôm, nhiều nông dân tưởng chừng đã bước được một chân vào cánh cửa đổi đời.

Mặc dù cơn bão số 10 không trực tiếp đổ bộ vào thành phố Hà Tĩnh, tuy nhiên, do mưa to kèm theo gió lớn nên các khu vực nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi ven đô bị thiệt hại khá nặng.

Trong năm 2013, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) tiếp tục chỉ đạo các địa phương khôi phục, tận dụng và khai thác tối đa diện tích mặt nước hiện có để phát triển nuôi trồng thủy sản.