Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá thành lúa hè thu tăng

Giá thành lúa hè thu tăng
Ngày đăng: 15/07/2015

Thời tiết không thuận lợi

Đến ngày 15/6, toàn tỉnh Đồng Tháp xuống giống vụ hè thu được 214.572ha. Trong đó, diện tích lúa xuống giống là 196.000ha, vượt 6.000ha so với kế hoạch. Hiện nông dân đã thu hoạch được trên 100.000ha. Diện tích lúa hè thu còn lại hầu hết đang ở giai đoạn trổ - chín, làm đòng. Năng suất bình quân đạt khá cao 6,5 tấn/ha, trong khi năng suất bình quân vụ hè thu năm 2014 chỉ đạt 5,7 tấn/ha.

Tuy năng suất đạt cao hơn nhưng thời tiết trong vụ hè thu không thuận lợi. Trong suốt thời gian xuống giống, cây lúa phải đối mặt với thời tiết nắng nóng kéo dài. “Theo quan sát nhiều năm, thì đây là lần đầu tiên nắng nóng kéo dài đến như vậy. Trước thực trạng trên, nông dân phải đẩy mạnh khâu bơm tưới nước phục vụ sản xuất, đồng thời chi thêm các khoản khi cây bị dịch bệnh, phân bón bị tiêu hao. Đây là nguyên nhân khiến cho giá thành vụ lúa hè thu tăng thêm khoảng 200 đồng/kg” - bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh thông tin.

Cụ thể, trong vụ hè thu tổng tiền phân bón phục vụ sản xuất là 5,4 triệu đồng/ha cao hơn năm ngoái gần 500.000 đồng/ha (trong đó thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho đồng ruộng là 4,5 triệu đồng, cao hơn 1,2 triệu đồng/ha). Ngoài ra, giá nhân công lao động cũng tăng khá nhiều, gần 6,5 triệu đồng/ha thay vì chỉ 5,2 triệu đồng/ha như năm ngoái. Ông Huỳnh Văn Mẫm ở xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự cho hay: “Vụ này, do thời tiết không thuận lợi nên chi phí bỏ ra nhiều hơn năm trước. Chỉ tính riêng về tiền vật tư nông nghiệp thì mỗi công lúa chi phí cao hơn 200.000 đồng/công so với vụ hè thu năm qua. Vì thế lợi nhuận thu về chỉ đạt khoảng từ 800.000 - 1 triệu đồng/công”.

Thay thế bằng cây trồng chịu hạn

Để tránh tình trạng cây lúa đối mặt với thời tiết nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến năng suất, tăng chi phí sản xuất, bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh khuyến cáo trong vụ hè thu nông dân nên chuyển sang những loại cây trồng khác vừa chịu được hạn, vừa có giá trị kinh tế cao như cây mè, bắp...

Thời gian qua, huyện Hồng Ngự là một trong những địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cây mè trên trên đất lúa. Đây cũng là loại cây trồng được đánh giá ít tốn công chăm sóc, có khả năng chịu hạn tốt trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời gian sinh trưởng ngắn, thích nghi rộng. Ngoài ra, sản phẩm từ cây mè không những chỉ dùng trong thực phẩm mà còn được dùng trong các mục đích khác như: dược phẩm, công nghiệp. Ông Nguyễn Văn Mẫn - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hồng Ngự nhận định, đây là sản phẩm mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Theo tính toán, mỗi công mè cho lợi nhuận cao hơn lúa là 1 triệu đồng.

Tuy nhiên trên thực tế, dù hiệu quả kinh tế từ cây mè mang lại khá cao nhưng chưa tạo được sức hút lớn đối với nông dân. Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh, một mặt là do tập quán canh tác, người nông dân “quen” với cây lúa nên ngại chuyển sang cây trồng khác. Điều quan trọng nhất để người dân mạnh dạn chuyển đổi là tìm được đầu ra sản phẩm. Hiện nay, nông dân chủ yếu bán mặt hàng nông sản này qua thương lái, chưa có hoặc rất ít hợp đồng liên kết với doanh nghiệp. Nếu có sự đồng bộ trong liên kết từ khâu sản xuất đến thu hoạch thì sẽ là động lực quan trọng để người nông dân chuyển đổi...


Có thể bạn quan tâm

Chủ Động Nguồn Cá Giống Chủ Động Nguồn Cá Giống

Nắng đang nhạt dần. Đám mây đen báo bão trôi dạt về phía biển. Các nhà bè xung quanh vẫn nhộn nhịp việc. Dường như với họ, đối mặt với giông bão, nắng mưa đã trở thành chuyện đương nhiên trên sông nước. Nuôi được con cá mau lớn, khỏe mạnh, bán được giá đã là chuyện cũ. Giờ đây, đích đến của những người làm nghề nuôi cá lồng bè còn là việc chủ động nguồn cá giống đạt chất lượng và phát triển mạnh.

23/11/2013
Tàu Nằm Bờ Dài Ngày, Ngư Dân Khó Khăn Tàu Nằm Bờ Dài Ngày, Ngư Dân Khó Khăn

Hiếm có khi nào mà các cơn bão lại hình thành liên tiếp trên biển Đông, gây ảnh hưởng trên vùng biển của nước ta nhiều như trong thời gian vừa qua. Sau những cơn "bão" giá xăng dầu khiến cho chi phí mỗi chuyến ra khơi đẩy lên cao, thì những cơn bão do thiên tai gây ra đã khiến không ít tàu, thuyền của ngư dân phải lao đao.

23/11/2013
Cà Mau Khuyến Cáo Người Dân Không Nên Ồ Ạt Nuôi Cá Sấu Cà Mau Khuyến Cáo Người Dân Không Nên Ồ Ạt Nuôi Cá Sấu

Trước tình trạng hàng trăm hộ dân ở Cà Mau triển khai kế hoạch nuôi cá sấu với hy vọng đây sẽ là vật nuôi phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, cơ quan chức năng đã khuyến cáo người dân không nên ồ ạt nuôi cá sấu, vì đây là vật nuôi không an toàn và đang trong tình trạng không có thị trường tiêu thụ.

23/11/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Thâm Canh Cá Rô Phi NOGIP IV Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Thâm Canh Cá Rô Phi NOGIP IV

Năm 2013, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình đã xây dựng đề án mô hình thâm canh cá rô phi NOGIP IV tại các vùng chuyển đổi của xã Thụy Thanh (huyện Thái Thụy), xã Phú Xuân (thành Phố Thái Bình), xã Quỳnh Trang (huyện Quỳnh Phụ) và xã Tây Tiến (huyện Tiền Hải).

23/11/2013
Làm Giàu Từ Nuôi Dê Làm Giàu Từ Nuôi Dê

Các hộ nuôi dê ở làng Tao Chor A (xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) cho biết, so với các vật nuôi khác như heo, bò, gà,… thì nuôi dê đem lại nguồn lợi lớn hơn mặc dù vốn đầu tư cho con giống và chuồng trại khá cao, từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng/cặp giống bố mẹ.

23/11/2013