Thị trường cà phê còn nhiều bất ổn

Các tỉnh Tây Nguyên phải đối mặt với nguồn nước bị thiếu hụt nghiêm trọng, một vài nơi có mưa nhưng lượng mưa thấp hơn từ 10 – 30%.
Người trồng cà phê tỉnh Đăk Lăk đã phải tưới từ 6 đến 7 lần, Lâm Đồng đã phải tưới từ 3 đến 4 lần. Nông dân đang phải tiêu tốn thêm 300.000đ/giờ để bơm nước tưới cho cây cà phê trong khi chưa có mưa.
Đầu niên vụ 2015/16 thời tiết rét bất thường, cây cà phê bị nhiễm “cúm” khi ra hoa, cây rụng lá hàng loạt, rồi sau đó lại bị ảnh hưởng của sương muối.
Chỉ trong vòng 3 ngày toàn tỉnh Lâm Đồng đã có 700ha cà phê bị chết hoặc có dấu hiệu ngừng sinh trưởng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của hai vụ tiếp theo. Đến nay cây cà phê lại phải đối mặt với khô hạn.
Giá cà phê trên thị trường bán khống (paper market) đang ở mức thấp, nhưng giá trên thị trường hàng thực (physical market) lại cao hơn. Hiện nay Brazil bán với mức giá +300 USD, Indonesia +150 USD, ở Việt Nam +60 USD, trước đây ở mức giá trừ lùi -150 USD.
Hiện giá quá thấp (38.600đ/kg) khiến nông dân và nhà XK đều bị thua lỗ, nhất là các DN tham gia thị trường bán hàng trừ lùi.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, dự kiến lượng XK cà phê tháng 4 chỉ đạt 110.000 tấn với kim ngạch 225 triệu USD. Ước tính 4 tháng đầu năm 2015 lượng cà phê XK chỉ đạt khoảng 465.000 tấn với 968 triệu USD kim ngạch, giảm 41,8% về lượng và giảm 39,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Theo thông tin khảo sát trên thị trường Châu Âu, thì tại các kho hàng ở Châu Âu rất khan hàng cà phê Robusta từ Việt Nam. Hàng chủ yếu là cà phê Robusta của Brazil. Tuy nhiên người dân Châu Âu không chuộng cà phê Robusta từ Brazil. Giá loại này lại rất cao với mức + 300 CNF, cao hơn rất nhiều so với cà phê XK từ Việt Nam.
Các nhà đầu cơ đang thao túng thị trường cà phê bán khống trong khi cà phê hàng thực thiếu và bán theo giá cộng cao. Các nhà XK cần cân nhắc thực tế này và có cách bán hàng phù hợp.
Sản lượng cà phê giảm đã kéo theo lượng hàng XK giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng cà phê tồn kho trong dân không còn nhiều như các nguồn thông tin nước ngoài đã đưa.
Với tình hình bất ổn của thời tiết, hạn hán nghiêm trọng, tỷ lệ diện tích cây cà phê già cỗi vẫn tiếp tục tăng trên 30%, khiến cho sản lượng và XK cà phê niên vụ tới 2015/16 tiếp tục giảm sâu.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi tôm càng xanh của anh đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 6 lần so với trồng lúa đã được phổ biến để giúp bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tăng thu nhập cho gia đình. Năm 2014, anh được Hội Nông dân tỉnh bình chọn là nông dân tiêu biểu cấp tỉnh, được đề nghị UBND tỉnh tặng thưởng bằng khen.

Nhằm khuyến khích người dân mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) nuôi thử nghiệm mô hình này bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ. Ngày 14/10, ngành chức năng của huyện phối hợp với hộ nuôi tiến hành thu hoạch tôm. Kết quả bước đầu khá thành công.

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 90 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá tra (trong đó có 01 trung tâm giống cấp tỉnh và 05 trại giống cấp huyện), ngoài ra còn có khoảng 2.000 hộ ương giống. Hằng năm cung cấp hơn 2 tỷ con cá tra giống, khiến Đồng Tháp trở thành một trong những địa điểm cung cấp giống cá tra hàng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tổng diện tích mặt nước có tiềm năng nuôi trồng thủy sản (NTTS) của toàn TP là hơn 30.800ha, chưa kể mặt nước của các con sông. Thực hiện Chương trình phát triển NTTS, hàng năm, TP đầu tư từ 15 - 20 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển vùng NTTS tập trung, đảm bảo môi trường, dịch bệnh và ATTP như xây dựng hạ tầng, cung cấp thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học. Đến nay, toàn TP có trên 200 vùng nuôi có quy mô diện tích từ 30 - 200ha và hàng ngàn trang trại NTTS.

Chưa có năm nào diện tích nuôi thuỷ sản ở tinh Sóc Trăng lại tăng mạnh như năm nay. Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2014 trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 60.000 ha trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha.