Tôm, cá chết do môi trường ô nhiễm
Vi rút không gây chết hàng loạt tôm, cá
Tuy Phong từ lâu là địa phương có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản, không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước, mà còn là một trong những địa phương có thế mạnh về xuất khẩu.
Theo thống kê, xã Vĩnh Tân có 181 lồng cá đang nuôi, chủ yếu nuôi cá bớp, cá mú và tôm hùm.
Ngay khi tôm, cá chết hàng loạt, Chi cục Thủy sản đã phối hợp với UBND xã Vĩnh Tân tiến hành kiểm tra hiện trường.
Trong số đó, có ít nhất 87 lồng nuôi bị ảnh hưởng và số lượng cá chết khoảng 16.530 con/10 hộ nuôi, một số cá giống khoảng 10 - 20 ngày tuổi có hiện tượng nổ mắt.
Chi cục Thủy Sản đã tiến hành thu mẫu và trực tiếp mang đi xét nghiệm tại Cơ quan Thú y vùng VI - thành phố Hồ Chí Minh.
Phía Chi cục Thủy sản cho biết, cơ quan Thú y vùng VI có kết quả bệnh cá như sau: Không phát hiện bệnh Betanodavirus gây bệnh hoại tử thần kinh (VNN) và Iridovirus (RSIV) gây bệnh ở cá trong mẫu xét nghiệm; đã phát hiện vi khuẩn Vibrio alginolyticus trong mẫu xét nghiệm.
Kết quả xét nghiệm mẫu nước tại vùng nuôi của Chi cục Thủy sản phân tích các chỉ tiêu: độ kiềm, độ mặn, chất rắn lơ lửng, NH3, NO2, NO3… đều cho kết quả đạt, nằm trong ngưỡng cho phép.
Tại buổi làm việc, ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận cho biết: Nguyên nhân cá nuôi lồng bè chết hàng loạt tại xã Vĩnh Tân không phải do hai loại vi rút Betanodavirus và Iridovirus gây nên.
Trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Vibrio alginolyticus chỉ gây cho cá bệnh lở loét, xuất huyết làm cho cá chết rải rác, đây là bệnh thường gặp khi nuôi cá lồng bè trên biển trong điều kiện nuôi nhốt, nhưng không gây chết nhanh và chết hàng loạt.
Như vậy, có thể nói cá, tôm chết vừa qua ở Vĩnh Tân không phải do dịch bệnh gây ra.
Do môi trường ô nhiễm?
Trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Quang Huy, cho hay: Ngoài những việc mà chi cục đã phối hợp với địa phương, đồng thời kiểm ra xét nghiệm nguyên nhân chết như đã nói, hiện tại, nghi vấn có thể do môi trường bị ô nhiễm.
Trên thực tế, cá nuôi lồng bè bị chết nhanh và chết hàng loạt là do các nguyên nhân chủ yếu như: thủy triều đỏ, sứa độc, ô nhiễm môi trường… Theo khảo sát bước đầu của Chi cục Thủy sản, tại các bè nuôi không có dấu hiệu của hiện tượng thủy triều đỏ hoặc sứa độc.
Nguyên nhân làm cá nuôi bị chết hàng loạt, nghi vấn do Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân xả nước thải ra khu vực nuôi lồng bè làm ô nhiễm nguồn nước.
Tuy nhiên, phía Chi cục Thủy sản chỉ có điều kiện phân tích những chỉ tiêu môi trường thông thường trong nuôi trồng thủy sản, chưa đủ các yếu tố để đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường làm cho cá chết hàng loạt bởi độc tố như: kim loại nặng, axít, các chất độc hại khác.
Cho nên, để có nguyên nhân rõ ràng về việc c
Có thể bạn quan tâm
Ngày 10-11, tại TP.HCM, Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam phối hợp với Hiệp hội bán lẻ giày Hoa Kì (FDRA) tổ chức hội nghị “Nâng cao năng lực kinh doanh, xuất khẩu của các DN da giày Việt Nam”.
Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở NN-PTNT), năm 2014 tình hình nuôi trồng thủy sản của các địa phương trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có nhiều thuận lợi. Tổng diện tích nuôi trong toàn tỉnh: 7,852ha. Trong quý III, vụ nuôi chính trong năm, các địa phương đã thả nuôi trên diện tích 6.434ha.
Hiện nay, cá chạch được người tiêu dùng ưa thích, thị trường tiêu thụ ổn định. Thành công của mô hình này sẽ là cơ sở để các ngành chức năng của thành phố Cà Mau đánh giá hiệu quả kinh tế, xây dựng quy trình nuôi để chuyển giao và nhân rộng, giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
Chăn nuôi phát triển đồng nghĩa với việc lượng chất thải từ chăn nuôi thải ra môi trường ngày càng nhiều. Hiện nay, việc ứng dụng xây hầm biogas vào chăn nuôi nhằm xử lý triệt để nguồn chất thải, tiết kiệm chi phí tiền mua khí đốt, góp phần tích cực giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt khu vực đông dân cư đang được một số địa phương thực hiện, mang lại hiệu quả.
Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, nạn đánh bắt mang tính hủy diệt NLTS vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai diễn ra khá phức tạp. Trên 50 vụ vi phạm được phát hiện, xử lý từ đầu năm đến nay, tịch thu và tiêu hủy 250 cheo lừ xếp mắt lưới nhỏ, 50 bộ kích điện, xử phạt hành chính trên 140 triệu đồng là con số đáng báo động.