Nghề lặn trên đầm Thủy Triều
Bấp bênh nghề lặn
Theo ghe anh Ngô Văn Tân (xã Cam Hải Tây, huyện Cam Lâm), chúng tôi có mặt trên đầm Thủy Triều từ sáng sớm.
Lúc này, đã có hơn chục chiếc ghe trên đầm, nhưng chiếc nào cũng không có người.
Tiếp cận một chiếc ghe, anh Tân kéo sợi dây báo hiệu; ít phút sau một thợ lặn trồi lên mặt nước, mang theo túi đựng chiến lợi phẩm chỉ vỏn vẹn vài con móng tay, đuôi áo, sò, ngao...
Sau một hồi thở dốc, anh Châu Đức Tâm chia sẻ: “Tôi lặn từ sáng sớm tới giờ chỉ được chừng này.
Tuy cực, nhưng vì không có việc làm nên tôi đành bám trụ với nghề lặn khai thác thủy sản để mưu sinh”.
Lặn bắt còng có vẻ dễ dàng hơn
Theo anh Tâm, các loại thủy sản như đuôi áo, móng tay...
có trong đầm Thủy Triều thường được thương lái thu gom với giá 20.000 - 25.000 đồng/kg để bán lại cho người nuôi tôm hùm.
Các loài này thường sống dưới đáy nên cách khai thác hiệu quả nhất là lặn.
Để hành nghề, thợ lặn phải sắm ghe, bình oxy, bộ đồ lặn, dây chì...
tổng cộng khoảng 15 - 16 triệu đồng.
Đây là cả gia tài của người làm nghề này, bởi phần lớn họ là lao động nghèo, thanh niên thất nghiệp.
Ở đầm Thủy Triều, ngoài các loài đuôi áo, sò, ngao...
một số thợ lặn lại chọn nghề bắt còng để mưu sinh.
Theo anh Huỳnh Văn Trung (xã Cam Hải Tây), còng dễ khai thác, sản lượng cũng như thu nhập khá hơn các loài khác.
Dụng cụ bắt còng cũng không có gì khác, ngoại trừ mắt lưới túi đựng thưa hơn.
Một ngày, từ sáng sớm đến 2 giờ chiều, thợ lặn còng có thể bắt được 10 - 12kg.
Hiện tại, giá còng bán khoảng 28.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của anh Trung, do trời ít mưa nên độ mặn trong đầm cao, nhiều loài thủy sinh khó phát triển, sinh sản do thiếu nguồn thức ăn.
Trái lại, các loài có hại như rong mền, sứa lửa lại phát triển mạnh.
Thêm vào đó, số người làm nghề lặn ngày một gia tăng nên các loài thủy sản thu được ngày càng khan hiếm.
Không khuyến khích
Mưu sinh bằng nghề lặn khai thác thủy sản trên đầm, người thợ phải đối mặt với nhiều vất vả, hiểm nguy.
Ngoài việc đụng phải mảnh sò, mảnh hàu làm rách tay, nhiều lúc thợ lặn còn gặp phải loài có độc tố cắn, chích gây sốt, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng...
Theo anh Trung, nguy hiểm nhất là lúc thợ lặn đang thao tác dưới nước bỗng bị đứt dây hơi, hoặc dây chì đè dây hơi không gỡ được, nếu ngoi lên mặt nước không kịp sẽ bị ngạt khí, dẫn tới chết người.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, thời gian gần đây, vì có nhiều người tham gia khai thác nên sản lượng, cũng như nguồn lợi trong đầm Thủy Triều đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.
Ông Nguyễn Trọng Khương, Chủ tịch UBND xã Cam Hải Đông cho biết, chính quyền địa phương không khuyến khích nghề lặn khai thác thủy sản, nhưng cũng không thể cấm.
Thời gian qua, xã đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng Biên phòng và các ngành chức năng xử lý các vụ vi phạm khai thác tận diệt thủy sản trên đầm Thủy Triều như: giã cào, xung điện, thuốc nổ... nên tình hình đã tạm lắng.
Hiện xã tiếp tục vận động, khuyến khích người dân chuyển sang đánh bắt bằng lồng mực, nghề câu thẻo...
Ông Bùi Quang Nam - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Cam Lâm cho biết, theo quy định của Bộ NN-PTNT, nghề lặn không phải là nghề cấm.
Mặt khác, lờ dây cũng không phải là nghề cấm nên huyện khó xử lý triệt để mà chỉ dừng lại ở việc xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 103/2013.
Thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi nghề, ký cam kết không sử dụng các nghề như: xiết điện, thuốc nổ, giã cào, lờ dây...
khi khai thác thủy sản trong đầm.
Đồng thời, tăng cường phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm ngư dân cố tình vi phạm để đưa hoạt động khai thác thủy sản trên đầm vào nề nếp.
Có thể bạn quan tâm
Trước thực trạng đó nhằm giúp người nông dân khôi phục được nghề nuôi dê góp phần tạo thu nhập xóa đói giảm nghèo các nhà khoa học của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã xây dựng và triển khai dự án “Nghiên cứu cải tạo giống dê tại Bắc Kạn”.
Trong đó, diện tích ao gia đình: 2.285 ha; hồ chứa nhỏ: 1.100 ha ; hồ Núi Cốc: 2.500 ha ; nuôi cá ruộng: 115 ha. Theo đó, sản lượng thủy sản phấn đấu đạt 7.500 tấn, trong đó, sản lượng cá Tầm là 30 tấn.
Trong năm 2013, huyện Gò Công Đông đã thả nuôi tổng cộng trên 1.000 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng trong hai vụ nuôi I và II. Bà con đã thu hoạch được tổng cộng gần 3.500 tấn tôm xuất khẩu, trong đó có 930 tấn tôm sú, còn lại là tôm thẻ.
Ông Tiêu Tùng ở thôn Tình Phú Nam, xã Hành Minh (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) là một trong những người đầu tiên xây dựng thành công trang trại nuôi heo ky. Nhiều năm qua, việc nuôi heo ky đã mang về cho ông một khoản thu nhập đáng kể.
Tin rằng với sự thận trọng của nông dân, sự hướng dẫn của ngành chuyên môn và những quan tâm chính quyền địa phương thì người nuôi tôm Vĩnh Châu sẽ tiếp tục đạt hiệu quả cao trong vụ nuôi năm 2014.