Thí Điểm Sản Xuất Muối Trải Bạt Kết Hợp Hồ Dự Trữ

TP.HCM vừa đầu tư sản xuất thí điểm 19 mô hình muối trải bạt kết hợp xây hồ thu trữ nước chạt (nước muối đang kết tinh) tại Cần Giờ.
Theo Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM, việc làm này nhằm ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu và mưa trái mùa,
Theo đó, nước chạt trên ruộng được dẫn vào hồ trữ nhằm tránh mưa, lắng đọng các tạp chất trong nước biển, nhờ đó năng suất và chất lượng muối nâng cao, thời gian kết tinh nhanh hơn.
Theo bà Hoàng Thị Mai - phó chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM, thời gian tới TP sẽ mở rộng mô hình này cùng với việc tăng diện tích sản xuất muối trải bạt, thay dần muối đất.
Diện tích muối Cần Giờ hiện có khoảng 1.700ha với năng suất bình quân 67 tấn/ha/niên vụ, trong đó muối trải bạt chiếm 909,6ha, tăng hơn 130% so với niên vụ trước.
Có thể bạn quan tâm

Trong môi trường tự nhiên, ít khi xảy ra hiện tượng cá bị bệnh chết với một số lượng lớn, nếu các điều kiện môi trường không trở nên xấu đi. Trong môi trường tự nhiên, cá có một cuộc sống bình an, tự do di chuyển và ít khi bị chết

Khi vụ lúa hè thu chính vụ ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) thu hoạch rộ cũng bắt đầu "mùa" của nghề nuôi vịt chạy đồng. Những năm qua, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, người nuôi vịt chạy đồng bao phen "chìm nổi" với nghề.

Ngày 4-10, các chuyên gia của Đại học Nông nghiệp I và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương đã đến xã Quyết Thắng (Thanh Hà) lấy mẫu xét nghiệm giống lúa nếp lai bị một loại bệnh lạ gây thối thân lúa.

Nhắc đến xã Thạnh Hội (Tân Uyên) người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh “cù lao hành”. Nhưng đến Thạnh Hội vào thời điểm này cây hành dường như đã trở thành “thứ yếu” vì cây bạc hà mới là cây trồng chủ lực.

Tính bình quân mỗi năm, lão nông Nguyễn Văn Ký, 73 tuổi, ấp 3, xã Phú Minh, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) có thể kiếm được khoảng 100 triệu đồng từ việc bán con giống cá lóc bông, hiệu quả hơn hẳn làm lúa.