Thí điểm mô hình tổ dịch vụ bảo vệ thực vật
Mỗi tổ dịch vụ gồm 5 người, trong đó cán bộ khuyến nông làm tổ trưởng được trang bị bảo hộ lao động, kiến thức, kỹ năng dùng thuốc theo nguyên tắc "4 đúng"; hỗ trợ công phun thuốc. Ngoài ra, Trung tâm cũng hỗ trợ 6 máy bơm thuốc trừ sâu bệnh bằng động cơ cho các tổ dịch vụ, xây dựng một số bể chứa rác ngoài đồng. Các thành viên chịu trách nhiệm khảo sát, đánh giá tình hình sâu bệnh. Khi mật độ sâu bệnh hại đến ngưỡng phòng trừ sẽ tổ chức phun thuốc trên diện rộng.
Mô hình này nhằm giảm số người tiếp xúc với thuốc BVTV, bảo vệ sức khỏe người làm ruộng, bảo vệ môi trường, đồng thời giúp cơ quan chức năng kiểm soát được chất lượng thuốc. Dự kiến, kết thúc vụ mùa năm nay, đơn vị chuyên môn đánh giá kết quả thực hiện, trên cơ sở đó nhân rộng mô hình.
Có thể bạn quan tâm
Tỷ lệ nhiễm chất cấm tại các tỉnh ngày càng thấp, vì thế người tiêu dùng không nên tẩy chay thịt heo để bảo vệ người chăn nuôi chân chính.
Nhóm các nhà khoa học của Viện Cây lương thực và cây thực phẩm (Viện Khoa học nông nghiệp VN) vừa thực hiện thành công phương pháp chọn lọc cá thể đồng dạng từ các mẫu giống dưa bở nhập nội năm 1997, để tạo thành giống dưa bở vàng số 1.
Tình trạng tôm chết ở các tỉnh ĐBSCL ngày càng lan rộng khiến hàng loạt hộ nuôi tôm mất ăn mất ngủ. Mặc dù các ngành chức năng đang nỗ lực khống chế dịch bệnh nhưng tôm vẫn chết. Ngoài chuyện thiệt hại tiền tỷ, còn mối lo lớn nhất hiện nay là môi trường nuôi bị nhiễm độc do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật…
Từ đầu năm đến nay, giá tôm nguyên liệu tại Cà Mau liên tục bị mất giá, đáng nói nhất là vào thời điểm hiện tại.
Vú sữa không khó trồng mà lại cho hiệu quả cao. Nơi nào đủ điều kiện rất nên trồng vú sữa. Ta nên trồng vú sữa vào đầu mùa mưa...