Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản xuất thực phẩm chức năng từ cây mật nhân

Sản xuất thực phẩm chức năng từ cây mật nhân
Ngày đăng: 14/09/2015

Từ kinh nghiệm dân gian

Tại Quảng Nam, cây mật nhân phân bố tự nhiên ở các xã Hiệp Thuận, Hiệp Hòa, Sông Trà (Hiệp Đức); Tiên Ngọc, Tiên Lập, Tiên Hiệp (Tiên Phước); Đại Thạnh, Đại Lãnh (Đại Lộc); Tam Hòa, Tam Nghĩa (Núi Thành); xã Ba, xã Tư (Đông Giang); Tam Thăng (Tam Kỳ)…

Theo TS. Mai Đình Trị - Viện Công nghệ hóa học, ngoài đặc dụng trong y học cổ truyền, trong y học hiện đại, các nhà khoa học đã tìm thấy ở mật nhân hoạt tính kháng ung nhọt, trừ giun sán, trị sốt rét, gây độc tế bào. Ngoài ra, nó còn có tác dụng hạ đường huyết, qua thí nghiệm nồng độ 150mg/kg của cao chiết từ cây mật nhân được sử dụng có tác dụng làm giảm đường huyết trong máu.

Cây mật nhân được giới khoa học chú trọng đến các thành phần chính gồm những hợp chất quassinoid, triterpen khung tirucallane…

Trong đó hợp chất quassinoid được phân thành 5 nhóm riêng biệt: dạng 18 carbon, 19 carbon, 20 carbon, 22 carbon và 25 carbon.

Trong đó hợp chất dạng 19 carbon hiện nay được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm bởi các hoạt tính sinh học đa dạng trong ống nghiệm và trong cơ thể của chúng như: chống ung thư, trị sốt rét, kháng virus, kháng viêm, chống ung nhọt, gây ngán ăn, trừ sâu và diệt cỏ.

Đặc biệt, giới y học đang gắng công khai thác những hoạt chất thiết yếu có trong rễ cây mật nhân phục vụ y học và đời sống, giúp tăng cường và cải thiện tình dục ở nam giới. Vì lẽ đó, có nơi mật nhân còn được gọi là Viagra thảo dược hay Long Jack (tên thương mại).

Rễ cây mật nhân được sao khô bày bán tại Phước Sơn.

Sản xuất thực phẩm chức năng

Sản phẩm nghiên cứu từ đề tài cần được chuyển giao cho doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm. Với quy trình chiết xuất, sản xuất đã ổn, Sở KH-CN sẽ trình UBND tỉnh, đề xuất đăng ký một dự án chế tạo thực phẩm chức năng từ cây mật nhân.

Với dự án này, nếu triển khai có thể tranh thủ nguồn hỗ trợ từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia. Vấn đề còn lại, nhóm nghiên cứu cần thử nghiệm, đánh giá công dụng sản phẩm trên người để hướng tới đăng ký tiêu chuẩn với Bộ Y tế”.

(Ông Phạm Viết Tích - Giám đốc Sở KH-CN)

TS. Mai Đình Trị và cộng sự đã có quá trình nghiên cứu trên những hoạt chất chiết xuất từ cây mật nhân có hoạt tính làm tăng tiết hormone giới tính nam (testosterone) một cách tự nhiên. Dịch chiết từ cây mật nhân làm tăng cường sức khỏe tình dục ở nam giới.

Qua thực nghiệm trên động vật với mào gà trống, chuột trắng, chuột bị giảm chức năng sinh dục (cắt bỏ tinh hoàn) và dựa trên cơ sở nghiên cứu hành vi tình dục của động vật trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã đưa ra tính toán hợp lý trên người.

Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng từ cây mật nhân được đưa ra. Trước hết là tạo dịch chiết toàn phần từ rễ cây mật nhân, cao đặc đối với những chất có hoạt tính quan trọng từ rễ cây mật nhân, phối trộn dịch chiết với các phụ gia để tạo viên nang cứng. Các nhà khoa học đã tiến hành sản xuất thực phẩm chức năng từ rễ cây mật nhân và bước đầu, 3.000 viên nang cứng (500mg/viên) đã được sản xuất thử nghiệm, tiến hành đăng ký tiêu chuẩn cơ sở.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đưa ra cảnh báo về độc tính xảy ra trên người nếu sử dụng thực phẩm chức năng từ cây mật nhân không đúng liều lượng. Và độc tính có thể diễn ra ở nhiều cấp độ, từ suy thận, gan, lách và tinh hoàn cho tới chết người.

Tại cuộc họp nghiệm thu đề tài mới đây, các thành viên thuộc giới chuyên môn đánh giá, để tạo cơ sở khoa học cho việc tiến tới sản xuất thực phẩm chức năng từ rễ cây mật nhân, cũng như việc công bố và thương mại hóa sản phẩm trên thị trường, thời gian tới, nhóm nghiên cứu cần tiếp tục khảo nghiệm trên những tình nguyện viên.

Những điều tra, kết quả khoa học đáng tin cậy sẽ là cơ sở để đăng ký tiêu chuẩn sản phẩm đối với Bộ Y tế nhằm tạo tiền đề để doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có thể kế thừa thành quả nghiên cứu, tiến tới sản xuất hàng loạt viên nang thực phẩm chức năng với mục đích thương mại.

Chia sẻ về hướng nghiên cứu này, dược sĩ Nguyễn Như Chính - nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế nhìn nhận: “Ngoài cải thiện sức khỏe tình dục ở nam giới, tính đắng trong mật nhân còn giúp hạn chế hoạt tính của tế bào ung thư.

Vậy nên việc sản xuất viên nang cải thiện sức khỏe tình dục ở nam giới hay giúp hạn chế hoạt tính của tế bào ung thư là một hướng nâng cấp thương hiệu của loài dược liệu quý này. Tuy nhiên, để tiến tới sản xuất bền vững, cần phải tạo vùng nguyên liệu ổn định.

Nên chọn đơn vị, có thể đặt vấn đề với Công ty CP Dược sâm Ngọc Linh, một đơn vị rất tâm huyết trong việc chiết xuất cây dược liệu tạo thực phẩm chức năng để triển khai dự án tiếp theo” .

Ông Phạm Đình Thành - Trưởng phòng Kế hoạch - tài chính, Sở NN&PTNT góp ý, Quảng Nam đã xây dựng dự án bảo tồn và phát triển dược liệu quý trên địa bàn tỉnh (gồm có 5 loài cây), qua đây có thể điều chỉnh bổ sung thêm loài cây dược liệu này vào danh sách bảo tồn. Nếu không sớm triển khai, với sức khai thác hiện nay, nguy cơ bị tận diệt rất dễ xảy ra…


Có thể bạn quan tâm

Triển Khai Mua Tạm Trữ Gần 3 Triệu Tấn Gạo Triển Khai Mua Tạm Trữ Gần 3 Triệu Tấn Gạo

Trước tình hình khó khăn trong việc tiêu thụ lúa gạo hàng hóa vụ đông xuân ở ĐBSCL, TCty Lương thực Miền Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam đang khẩn trương triển khai hoặc chuẩn bị kế hoạch thu mua tạm trữ gần 3 triệu tấn quy gạo.

28/02/2012
Phương Pháp Bón Phân Theo Đặc Điểm Cây Trồng Phương Pháp Bón Phân Theo Đặc Điểm Cây Trồng

Cây trồng được cung cấp đầy đủ, cân đối và kịp thời những chất dinh dưỡng cần thiết để cho cây có đủ sức khỏe đạt năng suất cao, phẩm chất tốt; duy trì và không ngừng làm tăng độ phì nhiêu (độ màu mỡ) của đất; đem lại lợi nhuận cao nhất và ổn định cho người sản xuất; phù hợp với tập quán trình độ và điều kiện sản xuất hiện tại.

01/06/2012
Ngành Thủy Sản Việt Nam Đối Mặt 3 Trở Ngại Lớn Ngành Thủy Sản Việt Nam Đối Mặt 3 Trở Ngại Lớn

Trong cuộc gặp gỡ đầu năm của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) diễn ra chiều 20-2 tại TP HCM, doanh nghiệp tập trung kiến nghị về ba vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh thủy sản hiện nay. Đó là thiếu nguồn giống chất lượng và sạch bệnh, thiếu nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và hiện trạng không thể kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm.

26/02/2012
Nuôi Cá Tra Quy Mô Nhỏ Khả Năng Áp Dụng Tiêu Chuẩn Xã Hội Và Môi Trường Còn Thấp Nuôi Cá Tra Quy Mô Nhỏ Khả Năng Áp Dụng Tiêu Chuẩn Xã Hội Và Môi Trường Còn Thấp

Ngày 29/5/2012 tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) đã tổ chức hội thảo “Đánh giá khả năng áp dụng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường đối với nuôi cá tra thương phẩm trong phạm vi các hộ nuôi quy mô nhỏ tại Việt Nam” nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu và tham vấn ý kiến của các bên liên quan. Đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan nghiên cứu như Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN và PTNT), Sở NN và PTNT tỉnh Đồng Tháp và An Giang và đại diện các tổ chức WWF, Oxfam Novib, Trung tâm Hợp tác quốc tế Hội Nghề cá Việt Nam (ICAFIS) đã tham dự.

02/06/2012
Vì Sao Giá Mì Giảm ? Vì Sao Giá Mì Giảm ?

Như NNVN đã thông tin, gần đây giá sắn (mì) giảm khiến không ít người trồng mì bị sốc. Phải chăng, đã đến lúc chúng ta cần phải xem lại chất lượng tinh bột mì trong quá trình trồng và XK khoai mì khô nhằm tránh thiệt hại khi các DN Trung Quốc ép giá như hiện nay...

28/02/2012