Thí điểm mô hình tổ dịch vụ bảo vệ thực vật

Mỗi tổ dịch vụ gồm 5 người, trong đó cán bộ khuyến nông làm tổ trưởng được trang bị bảo hộ lao động, kiến thức, kỹ năng dùng thuốc theo nguyên tắc "4 đúng"; hỗ trợ công phun thuốc. Ngoài ra, Trung tâm cũng hỗ trợ 6 máy bơm thuốc trừ sâu bệnh bằng động cơ cho các tổ dịch vụ, xây dựng một số bể chứa rác ngoài đồng. Các thành viên chịu trách nhiệm khảo sát, đánh giá tình hình sâu bệnh. Khi mật độ sâu bệnh hại đến ngưỡng phòng trừ sẽ tổ chức phun thuốc trên diện rộng.
Mô hình này nhằm giảm số người tiếp xúc với thuốc BVTV, bảo vệ sức khỏe người làm ruộng, bảo vệ môi trường, đồng thời giúp cơ quan chức năng kiểm soát được chất lượng thuốc. Dự kiến, kết thúc vụ mùa năm nay, đơn vị chuyên môn đánh giá kết quả thực hiện, trên cơ sở đó nhân rộng mô hình.
Related news

Cách đây 3 – 4 năm về trước, phong trào nuôi động vật hoang dã ở các địa phương trong tỉnh Vĩnh Phúc diễn ra khá rầm rộ. Tuy nhiên, hiện nay, do nhu cầu thị trường trầm lắng, "đầu ra" khó khăn, nhiều hộ gia đình chăn nuôi chuyển đổi sang phát triển mô hình kinh tế khác.

Mô hình nuôi gà chuồng lạnh của hộ gia đình anh Trần Xuân Sơn, ở xóm Nghĩa Nhân, xã Nghĩa Hưng (Nghĩa Đàn - Nghệ An) được xem là mô hình mở ra hướng làm giàu mới.

Những ngày qua, khi gió bắt đầu chuyển bấc cũng là lúc các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm bắt đầu thả giống, đón đầu đợt tiêu thụ thịt trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến.

Ngày 2-11, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, tỉnh Tiền Giang vừa phát hiện 2 ổ dịch lở mồm long móng (LMLM) trên đàn bò.

Ngày 4-11 tại TP Hồ Chí Minh, hệ thống phát triển và phân phối thực phẩm hữu cơ Organica đã tổ chức lễ đón nhận chứng nhận canh tác hữu cơ theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA organic) và Liên minh Châu Âu (EU) cho trang trại rau tại Long Thành, Đồng Nai.