Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Theo Đuổi Giá Trị Của Con Cá Ngừ

Theo Đuổi Giá Trị Của Con Cá Ngừ
Ngày đăng: 08/10/2014

Ba nghìn lưỡi câu để khai thác 10 con cá ngừ. Đó là kết quả khai thác một số lượng lớn tại vùng biển trong và xung quanh Fiji.

Báo cáo Insight kêu gọi cần phải có hành động quyết liệt để tái tạo lại trữ lượng cá ngừ trong khu vực.

Thái Bình Dương là ngư trường khai thác cá ngừ lớn nhất thế giới với 2,6 triệu tấn cá được đánh bắt mỗi năm và ngành công nghiệp này đang mang lại gần 7 tỷ USD.

Ở những vùng biển xung quanh Papua New Guinea, quần đảo Solomon và Kiribati, cá ngừ vằn phục vụ cho ngành công nghiệp đóng hộp được đánh bắt bằng lưới vây.

Một nghiên cứu cho thấy rằng trữ lượng của loài cá này vẫn còn tương đối nhiều.

Tuy nhiên, cá ngừ mắt to được đánh bắt bằng câu vàng, đang bị lạm thác. Báo cáo khoa học công bố trong tháng 8 vừa qua cho biết trữ lượng của loài này đã giảm xuống còn 16% so với mức ban đầu của nó.

Sự suy giảm này là do việc khai thác quá mức và việc các tàu khai thác cá ngừ vằn bằng lưới vây đánh bắt quá nhiều cá chưa trưởng thành, nhưng số lượng và kích thước của tàu thuyền khai thác cá đang tăng lên.

Graham Southwick, chủ sở hữu của công ty khai thác địa phương tại Fiji, đã ngừng không đánh bắt cá ngừ nữa vì nó không còn hiệu quả kinh tế - đặc biệt là khi cạnh tranh với các tàu được trợ cấp từ các quốc gia khác như Trung Quốc hoặc một số nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU).

Ông cho biết quá nhiều giấy phép cho tàu hoạt động trong vùng biển bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Fiji đã được ban hành trong những năm qua, và lượng cá ít đã làm cho trữ lượng thủy sản tại vùng biển trong nước cũng như các vùng biển quốc tế gần đó bị cạn kiệt.

Các sản phẩm cá của Fiji bây giờ chủ yếu là sản phẩm đông lạnh, cá ngừ albacore, được vận chuyển bởi các tàu của Đài Loan chuyển vùng trên khắp Thái Bình Dương, xếp chồng lên nhau trong các thùng chứa và gửi đi nước ngoài. Các tàu mà trước đây khai thác cá ngừ hiện đang tập trung vào khai thác các loài khác.

Một số chuyên gia trong ngành thậm chí còn đang lo ngại về trữ lượng của cá ngừ vằn.

Khối các quốc gia Bắc Thái Bình Dương có hoạt động khai thác được gọi là PNA, đã đưa ra các biện pháp để duy trì trữ lượng và chia sẻ hạn ngạch khai thác cá ngừ hiện có cho các quốc gia địa phương, chứ không phải là nguồn tài nguyên này được khai thác bởi các quốc gia xa xôi.

Những quốc gia ở ngoài khu vực, như Hàn Quốc, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Mỹ, phải mua số ngày đánh bắt cá và sau đó phải đồng ý với những hạn chế trong vùng biển quốc tế gần đó nếu họ muốn hoạt động trong khu vực.

Tuy nhiên, một phương pháp tiếp cận thống nhất đối với các nước quốc gia đảo Thái Bình Dương và những người trong ngành công nghiệp này là cần thiết để thực thi bất kỳ biện pháp bảo vệ.

Tổ chức quản lý khu vực, Ủy ban Cá ngừ, được thành lập bởi các quốc gia Thái Bình Dương, đại diện ngành công nghiệp và các quốc gia xa xôi với các tàu hoạt động trong khu vực.

Ủy ban đã có thể có nhận được sự đồng ý của tất cả những người tham gia về việc hạn chế khai thác nhằm  duy trì các nguồn lợi mà nó có thể là nguồn tài nguyên có giá trị nhất đối với các nước quốc đảo Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, các bằng chứng cho thấy điều này chưa đủ.

Nhiều người hy vọng hành động thực tế sẽ được thực hiện tại một cuộc họp của Ủy ban Cá ngừ, ở Samoa trong tháng 12.


Có thể bạn quan tâm

Hoàn Thành Khung Pháp Lý Về Cây Trồng Biến Đổi Gene Hoàn Thành Khung Pháp Lý Về Cây Trồng Biến Đổi Gene

Cây trồng biến đổi gene đang là một trong những lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được quan tâm nhất hiện nay và thực phẩm biến đổi gene chủ yếu là ngô, đậu tương.

08/12/2013
“Vua Bò” Y Tớ Byă “Vua Bò” Y Tớ Byă

Ông Y Tớ Byă (tên thường gọi là Ama H Nga) ở buôn Tliêr, xã Hòa Phong (Krông Bông - Đắk Lắk) là điển hình vượt khó, làm giàu, được bà con trong xóm ngoài làng thán phục.

27/12/2013
Sản Xuất Tỏi Lý Sơn Gặp Khó Sản Xuất Tỏi Lý Sơn Gặp Khó

Bước vào vụ ĐX 2013-2014, người trồng tỏi ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vừa làm vừa lo. Lo là giống tỏi đã bị thoái hóa nghiêm trọng, không biết cây sinh trưởng, phát triển ra sao; có trụ nổi trước sự tấn công ào ạt của sâu bệnh…

08/12/2013
Làm Giàu Từ Một Bàn Tay Làm Giàu Từ Một Bàn Tay

Dẫu chỉ còn một bàn tay sau khi bị tai nạn nhưng người đàn ông ấy vẫn tự mình vượt lên số phận, làm giàu từ bàn tay còn lại khiến người dân ai cũng nể phục. Anh là Võ Văn Đề (51 tuổi) ở thôn Hội Yên, xã Hải Quế (Hải Lăng - Quảng Trị).

27/12/2013
Nhân Lực Hái Cà Phê Ở Tây Nguyên Thiếu Trầm Trọng Nhân Lực Hái Cà Phê Ở Tây Nguyên Thiếu Trầm Trọng

Niên vụ thu hoạch cà phê năm nay, bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên không chỉ buồn vì cà phê mất mùa, mất giá… mà còn đứng trước tình cảnh không thuê được nhân công thu hoạch vì khan hiếm.

08/12/2013