Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nhân Giống Lúa OM4218

Mô Hình Nhân Giống Lúa OM4218
Ngày đăng: 20/08/2011

Những năm gần đây, chủ trương của hai xã Thái Mỹ và Phước Thạnh – Củ Chi là giảm diện tích lúa năng suất thấp chuyển sang trồng các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn, hoặc luân canh với cây trồng cạn. Những năm trước đây, trạm Khuyến nông Củ Chi đã triển khai nhiều mô hình 3 giảm, 3 tăng trong sản xuất lúa, nhân giống và chuyển giao giống mới như OM 4900, OM 576, OM 6162. Kết quả được chính quyền địa phương và bà con nông dân đánh giá cao, 85% sản lượng lúa từ mô hình được bán và trao đổi làm giống tại địa phương.

Phát huy thế mạnh này, Trạm KN Củ Chi tiếp tục chuyển giao giống lúa mới OM 4218 và kỹ thuật nhân giống cho bà con tại 02 xã Thái Mỹ và Phước Thạnh, xác định phát triển cây lúa tại các địa phương trên theo hướng sản xuất giống nhằm nâng cao hiệu quả thu nhập trên một đơn vị diện tích, góp phần thay đổi cơ cấu giống cũng như tập quán sử dụng giống bất hợp lý trên địa bàn.

Qua thời gian theo dõi (từ tháng 03/2011 – 08/2011), với 38 hộ tham gia qui mô 15 ha, sử dụng giống OM 4218. Ưu điểm của giống này là kháng sâu rầy tốt, ít đổ ngã, phơi màu và chắc nhanh không đòi hỏi phân nhiều, thích hợp cho vụ Hè Thu tránh được thời tiết bất lợi, cho năng suất trung bình 4,89 tấn/ha, cao hơn 0,39 tấn/ha so với đề cương (4,5 tấn/ha), cao hơn 1,13 tấn/ha so với năng suất bình quân của nông dân.

Hộ đạt kết quả cao nhất 5,61 tấn/ha; hộ có kết quả thấp nhất 4,45 tấn/ha, tuy nhiên hộ này năng suất vẫn cao hơn so với nông dân sản xuất đại trà quanh vùng là 0,69 tấn/ha. Doanh thu trên 1 ha cao hơn dự kiến (27.000.000đ) là 4.785.000 đồng, do giá bán cao (dự kiến bán 6.000 đồng) thực tế bán 6.500 đồng và năng suất tăng 390 kg so với dự kiến, lãi 12.580.000 đồng sau khi trừ chi phí.

Đây là mô hình cho kết quả khả quan, rất phù hợp với tình hình sản xuất của địa phương, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống kinh tế cho người trồng lúa


Có thể bạn quan tâm

Thăm quan mô hình nuôi tôm áp dụng VietGAP Thăm quan mô hình nuôi tôm áp dụng VietGAP

Nuôi tôm áp dụng VietGAP là một trong những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm và có khả năng truy xuất nguồn gốc, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái, quản lý tốt sức khỏe động vật thủy sản và thực hiện được các trách nhiệm về phúc lợi xã hội và an toàn cho người lao động.

18/10/2015
Khánh Hòa tìm giải pháp phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững Khánh Hòa tìm giải pháp phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững

Khánh Hòa được xem là “thủ phủ” nghề nuôi tôm hùm của cả nước khi bình quân hàng năm, tỉnh này thả nuôi trên 23.300 lồng tôm hùm, chiếm đến trên 40% tổng số lồng nuôi tôm hùm toàn quốc.

18/10/2015
Tạo dựng chỗ đứng trên thương trường Tạo dựng chỗ đứng trên thương trường

Năm 2015 - năm có nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu con tôm Việt Nam. Song, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong tỉnh đã năng động, vươn lên để đưa ra thị trường những sản phẩm có sức cạnh tranh cao và tạo dựng được chỗ đứng trên thương trường nội địa lẫn quốc tế.

18/10/2015
Cơ hội và thách thức cho thủy sản Cơ hội và thách thức cho thủy sản

TPP đã đạt được thỏa thuận cuối cùng và kết thúc đàm phán Hiệp định TPP của 12 nước thành viên. Hiệp định TPP được coi là Hiệp định của thế kỷ 21 dự báo sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho các DN XK thủy sản.

18/10/2015
Thành công từ nuôi rắn hổ vện Thành công từ nuôi rắn hổ vện

Từ nhỏ đã đam mê rắn nên năm 27 tuổi, anh Nguyễn Hàn Phong quyết định thực hiện ước mơ nuôi rắn của mình. Theo anh, khi đã đủ độ chín trong suy nghĩ thì mới kiên trì với nghề mình chọn, dù thất bại hay thành công.

18/10/2015