Thêm Vốn Cho Nông Dân Làm Giàu
Trong những năm qua, từ nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của Hội Nông dân tỉnh và vốn ủy thác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, nhiều hội viên đã có thêm vốn để phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập. Qua đó góp phần thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói, giảm nghèo làm giàu chính đáng.
Được vay vốn từ Quỹ HTND, gia đình anh Tạ Hồng Chiến xã Yên Kỳ (Hạ Hòa) đầu tư thâm canh chè cho thu lãi từ 70-100 triệu/năm. - Thu hái chè bằng máy.
Được vay vốn từ Quỹ HTND, gia đình anh Tạ Hồng Chiến xã Yên Kỳ (Hạ Hòa) đầu tư thâm canh chè cho thu lãi từ 70-100 triệu/năm.
- Thu hái chè bằng máy.
Với 1 tỷ đồng, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã cho 30 hộ nông dân xã Thanh Minh thị xã Phú Thọ vay để đầu tư phát triển chăn nuôi, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư xây dựng và thực hiện Dự án chăn nuôi bò sinh sản. Chị Ma Thị Hồng, hội viên chi hội 3 cho biết chị được vay 30 triệu đồng, sau khi có vốn, chị đã đầu tư nuôi bò sinh sản nên mỗi năm gia đình tôi đã có thu nhập vài chục triệu đồng.
Để mở rộng quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm gia đình anh Đinh Hồng Liên ở xã Minh Hòa (huyện Yên Lập) xây chuồng trại mua hươu, bò về nuôi, mỗi năm cho thêm thu nhập hàng chục triệu đồng. Anh Liên chia sẻ: “Mới đầu gia đình tôi chỉ đầu tư nuôi hươu lấy nhung nhưng sau vài lần lên rừng kiếm thức ăn cho hươu tôi nghĩ mình mua thêm bò về nuôi, trong lúc đi thả bò tôi tranh thủ thời gian lấy thức ăn cho hươu…”.
Đến nay đàn bò nhà anh Liên đã có 5 con, cặp hươu đã cho lấy nhung và sinh sản… Trao đổi về tình hình quản lý sử dụng Quỹ HTND, ông Hà Ngọc Vui - Chủ tịch Hội nông dân xã Minh Hòa và ông Phạm Đức Hùng- Chủ tịch Hội Nông dân huyện Yên Lập cho biết: “Để giúp bà con có vốn đầu tư mở rộng sản xuất, cùng với tạo điều kiện cho hội viên nông dân tiếp cận với Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội, bà con được Quỹ HTND hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình”.
Hiện nay, huyện đang quản lý dự án nuôi hươu lấy nhung với số vốn 500 triệu cho 5 hộ vay. Sau khi giải ngân, Hội thường xuyên cử cán bộ xuống kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn nên 100% hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, có lãi, nên không có tình trạng nợ quá hạn. Nhờ có nguồn vốn từ Quỹ HTND, nhiều hội viên nông dân đã phát triển mạnh các mô hình kinh tế như chăn nuôi bò sinh sản và nuôi hươu lấy nhung, cho thu nhập hàng chục triệu đồng/năm.
Quỹ HTND do Hội Nông dân tỉnh quản lý đang có gần 11 tỷ đồng từ 2 nguồn: Quỹ HTND tỉnh là 3,7 tỷ đồng và Quỹ HTND TƯ ủy thác 8,2 tỷ đồng. Đến nay, Ban điều hành quỹ đã giải ngân đến 622 hộ vay với 38 dự án như: Chăn nuôi bò sinh sản; lợn nái sinh sản; cá rô phi thương phẩm; trồng chè, làm mộc…
Thông qua nguồn quỹ này đã góp phần khơi dậy ý chí tự lực tự cường, dám nghĩ, dám làm, vượt mọi khó khăn để vươn lên làm giàu trong mỗi hội viên, nông dân. Các hộ nông dân ngày càng tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mạnh dạn đưa các giống mới, đầu tư mở rộng sản xuất, áp dụng KH-KT vào sản xuất.
Với sự hỗ trợ của các cấp hội nông dân cùng Phòng NN-PTNT, Trạm BVTV các huyện, thành, thị… hàng năm, có hàng ngàn lượt hội viên, nông dân được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao KH-KT; hàng trăm lượt người được tham gia các buổi tham quan, hội thảo đầu bờ và được tập huấn, hội thảo, từ các nguồn vốn vay cho các hội viên nông dân có cơ hội, điều kiện để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất...
Nhờ đó, trình độ KHKT, kinh nghiệm sản xuất của hội viên, nông dân ngày càng được nâng lên, giúp cho nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất. Điều đáng mừng là nhờ được "tiếp sức" từ Quỹ HTND, cùng với các nguồn vốn vay khác và sự tự lực, tự cường của bà con nông dân đã góp phần không nhỏ vào phong trào sản xuất kinh doanh giỏi và làm giàu chính đáng của bà con trong toàn tỉnh.
Trong 3 năm qua, toàn tỉnh có trên 126 ngàn hộ đăng ký SXKDG; có gần 90 ngàn hộ đạt danh hiệu trong đó có trên 18 ngàn hộ đạt danh hiệu cấp tỉnh còn lại là cấp huyện và xã bằng 71% so với kế hoạch và tăng gần 3.400 hộ so với năm 2009. Đã xuất hiện nhiều "triệu phú" nông dân, dám nghĩ, dám làm, vươn lên làm giàu ngay tại quê hương.
Nhiều nông dân được nhận danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh. Có được kết quả trên, các cấp Hội đã tuyên truyền, hướng dẫn hội viên tiếp cận với nguồn vốn được vay; đồng thời vận động hội viên xây dựng, quản lý điều hành qũy và các nguồn vốn khác từ các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã giúp cho nông dân vay trên 40 tỷ đồng mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn và tăng cường công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Ông Lý Quang Đại- Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh, khẳng định: “Các hộ vay vốn đều được lựa chọn và bình bầu từ cơ sở. Đối tượng là những hộ biết cách tổ chức sản xuất và có khả năng trả nợ. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ hội các cấp đã tích cực giải quyết thủ tục, hồ sơ vay, chính vì vậy mà vốn đã đến tay hội viên, nông dân nhanh chóng, kịp thời”. Điều quan trọng nhất là làm sao giúp bà con sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, hiệu quả, trả nợ đúng thời hạn.
Do đó, trước khi đưa vốn về cho nông dân, Hội Nông dân tỉnh yêu cầu các tổ chức Hội cơ sở xây dựng dự án sản xuất phù hợp; đối với một số dự án nông dân tham gia không chỉ được hỗ trợ về nguồn vốn mà còn được ưu tiên đào tạo nghề, tập huấn quy trình sản xuất, chuyển giao khoa học- kỹ thuật… để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.
Hầu hết các dự án đều đạt kết quả tốt, đa số nông dân vay vốn phát triển sản xuất đã tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Thông qua việc tham gia các dự án, nông dân còn được nâng cao kiến thức khoa học, chuyển đổi tập quán canh tác lạc hậu sang canh tác có khoa học- kỹ thuật. Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng ngày càng phát triển.
Không chỉ sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Quỹ HTND, các cấp Hội còn tích cực tranh thủ các nguồn vốn ưu đãi khác như vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội để giúp nông dân có thêm vốn phát triển kinh tế. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện Qũy HTND còn gặp không ít khó khăn như công tác tuyên truyền chưa thật sâu, chu kỳ vay còn ngắn; nguồn cho vay còn thấp …, vì vậy trong những năm tiếp theo Hội nông dân các cấp sẽ tiếp tục tuyên truyền về ý nghĩa của nguồn vốn vay từ Quỹ HTND, mục đích sử dụng vốn vay. Đồng thời, thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban vận động Qũy HTND các cấp, nhằm phát huy vai trò của từng thành viên và nhân rộng hiệu quả của nguồn vốn.
Có thể bạn quan tâm
Cụ thể hóa mục tiêu này, cơ quan có thẩm quyền của tỉnh đã đầu tư hạ tầng cơ sở nhân giống, tạo giống thủy sản, trong đó có Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai. Được đưa vào hoạt động giữa năm 2012 nhưng do yếu tố khách quan nên đến đầu năm 2013, Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai mới bắt đầu triển khai phần việc ương cá giống.
Sau hơn 2 năm mới có dịp quay lại thôn Nà Nôm, xã Đường Âm, huyện Bắc Mê, một địa danh được nhiều người trong và ngoài huyện biết đến, nhờ việc những người dân nơi đây tiên phong đưa cây hồi - một loại cây lưỡng dụng vừa là cây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, vừa là cây dược liệu giúp người dân có thu nhập ổn định hàng năm từ hai loại sản phẩm Hoa thực tế là quả hồi và Tinh dầu vào trồng thành công tại vùng đất này.
Với mong muốn giành được mùa vàng bội thu, khi không khí xuân đang tràn ngập trên khắp đường làng, ngõ xóm và trong mỗi gia đình thì trên khắp các cánh đồng những ngày cuối năm Giáp Ngọ, nhiều bà con nông dân trong tỉnh vẫn nô nức “trảy hội” xuống đồng. Nơi thì khẩn trương thu hoạch nốt diện tích cây vụ đông, nơi thì tích cực san phẳng ruộng, chăm sóc mạ, nơi lại đang khẩn trương gieo cấy lúa xuân. Không khí lao động thật nhộn nhịp.
Thời gian qua, nhiều người nông dân (ND) ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bỏ công nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều loại nông sản “độc”, lạ để bán trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những “nhà khoa học chân đất” này đã gặp không ít trở ngại về bản quyền.
Tại hội thảo, một số nhà khoa học đánh giá cao dự án phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên song cho rằng cần phải hết sức “bình tĩnh” khi phát triển loại cây này. Theo giáo sư Hoàng Hòe, người đầu tiên đề xuất trồng cây mắc ca, thế giới đã phát triển cây mắc ca trong 50 năm qua với 10 nước tham gia nhưng đến nay, diện tích chỉ đạt khoảng 80.000 ha.