Nghêu Con Xuất Hiện Nhiều Trên Bãi Biển Hiệp Thạnh

Từ tháng 7 đến nay, tại bãi biển Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, nghêu con (nghêu cám) xuất hiện khá nhiều. Chị Phạm Thị Bích Hoa, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi nghêu Hiệp Thạnh cho biết, chỉ mới 1 tháng tập trung khai thác nguồn nghêu con này, tổ hợp tác nuôi nghêu đã thu hoạch trên 80 kg, bán được 180 triệu đồng.
Năm 2010, từ nguồn lợi nghêu giống tự nhiên này đã mang lại cho các xã viên nuôi nghêu nguồn thu nhập hơn 300 triệu đồng.
Theo chị Phạm Thị Bích Hoa, 5 năm gần đây, nghêu giống xuất hiện nhiều trên bãi biển Hiệp Thạnh và bãi biển Ba Động, xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải từ tháng 5 - 7 hàng năm. Tuy nhiên, do thiếu kỹ thuật nuôi giữ, ương dưỡng nên tổ hợp tác và người dân địa phương khai thác được nghêu con đều bán cho các thương lái và các hợp tác xã nuôi nghêu tỉnh Tiền Giang, Bến Tre. Trong khi đó, chỉ tính riêng Tổ hợp tác nuôi nghêu Hiệp Thạnh mỗi năm phải bỏ ra từ 1,2 – 1,4 tỉ đồng để mua hơn 20 tấn nghêu giống thả nuôi.
Để bảo tồn nguồn nghêu con tự nhiên ở bãi biển Hiệp Thạnh, Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, ngành chức năng cần vào cuộc chuyển giao kỹ thuật khai thác hợp lý, kỹ thuật ương dưỡng, giúp cho người dân có được nguồn thu cao nhất từ nguồn lợi hải sản tự nhiên quí này.
Có thể bạn quan tâm

Phòng Kinh tế huyện Thanh Trì (Hà Nội) vừa triển khai thí điểm mô hình nuôi gà Ai Cập siêu trứng tại xã Tả Thanh Oai. Đây là giống gà siêu trứng có nhiều ưu điểm như dễ chăm sóc, tốn ít thức ăn, chất lượng trứng cao. Mô hình này đang mở ra triển vọng làm giàu cho người nông dân trên địa bàn.

Bổ sung nguồn lợi thủy sản ở vùng đầm phá, tạo sinh kế cho bà con ngư dân, Chi hội nghề cá Hà Giang (xã Vinh Hà, huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế) vừa tự nguyện góp tiền thả 3 tạ cá dìa, kích cỡ 2cm ra đầm phá.

Ông Đinh Như Trực (58 tuổi), ở thôn Di Tây, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, là người đầu tiên ở Thừa Thiên - Huế nuôi ếch trong lồng lưới.

Dù đã trải qua nhiều thăng trầm, song qua thời gian, mô hình luân canh tôm - lúa đã thể hiện nhiều ưu thế phù hợp với xu thế phát triển chung; nhất là tạo ra sản phẩm sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Năm 2012, toàn tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại nặng nề do nạn tôm chết trên diện rộng. Diện tích tôm bị chết lên đến gần 24.000 ha, chiếm hơn 56% diện tích thả nuôi, trong đó chủ yếu là tôm sú. Đa số diện tích nuôi tôm sú bị chết là do bị bệnh đốm trắng và hoại tử dưới vỏ. Chính vì vậy, vụ nuôi tôm 2013 này, bà con nông dân đã cạn kiệt vốn, không còn khả năng đầu tư mới. Cho đến giữa tháng 5/2013 mà diện tích nuôi tôm mới đạt 20% kế hoạch. Ngành thủy sản đã đúc kết mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng để phổ biến cho bà con nông dân xem đó là cứu cánh cho vùng nuôi tôm Sóc Trăng.