Thêm Cơ Hội Cho Người Nghèo Tiếp Cận Nuôi Bò Sữa
Các gia đình thuộc diện nghèo tỉnh Sóc Trăng sẽ được hỗ trợ nuôi bò sữa nằm trong khuôn khổ dự án phát triển bò sữa giai đoạn 2013 - 2020.
Theo đó, mục tiêu của dự án sẽ chuyển từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang nông hộ. Dự kiến, đến năm 2020, bình quân mỗi hộ nuôi nông hộ từ 5 - 6 con bò sữa trở lên. Tăng đàn bò từ 4.700 con hiện nay lên 17.800 con vào năm 2020; năng suất sữa đạt 4.500kg/con/chu kỳ; sản lượng sữa tươi đến năm 2020 đạt 23.000 tấn/năm.
Dự án này sẽ giải quyết việc làm cho trên 6.000 lao động. Đến năm 2020 có trên 80% hộ chăn nuôi bò sữa có hệ thống xử lý chất thải hoặc có phương án tận dụng chất thải nhằm mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường. Tổng nguồn vốn thực hiện dự án 286,8 tỷ đồng, trong đó nhiều nhất là vốn tự có trong dân trên 200 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Ở phía Bắc, cá chép, cá trắm giòn… không còn xa lạ nhưng với nông dân miền Tây, đây là loài nuôi hoàn toàn mới. Tuy nhiên, qua nắm bắt thông tin kỹ thuật, tìm tòi học hỏi tài liệu, ông Phạm Đăng Thập (phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) đã thành công khi đem cá chép giòn về nuôi thương phẩm.
Cần đổi mới công nghệ bảo quản hải sản mới nâng cao được chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Trong ảnh: Cá ngừ (bò) được bốc lên xe đưa vào nhà máy chế biến thủy sản.
Các hộ nuôi cá lóc đang đối mặt với nguy cơ thua lỗ vì giá đang giảm thấp, môi trường nuôi ngày một xuống cấp, chi phí đầu tư tăng cao
Trong khi trang trại đang gặp khó khăn về diện tích, vốn đầu tư thì nhiều mô hình chăn nuôi gia trại tại xã Phong Sơn (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Chè Việt Nam XK đang vướng vào tình trạng “đã nghèo còn neo” khi giá XK vốn thấp, lại còn bị đối tác nước ngoài trả lại do tồn dư vượt mức cho phép hoạt chất thuốc BVTV, về đến cảng vẫn bị đánh thuế NK đến 40%.