Thêm Cơ Hội Cho Người Nghèo Tiếp Cận Nuôi Bò Sữa

Các gia đình thuộc diện nghèo tỉnh Sóc Trăng sẽ được hỗ trợ nuôi bò sữa nằm trong khuôn khổ dự án phát triển bò sữa giai đoạn 2013 - 2020.
Theo đó, mục tiêu của dự án sẽ chuyển từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang nông hộ. Dự kiến, đến năm 2020, bình quân mỗi hộ nuôi nông hộ từ 5 - 6 con bò sữa trở lên. Tăng đàn bò từ 4.700 con hiện nay lên 17.800 con vào năm 2020; năng suất sữa đạt 4.500kg/con/chu kỳ; sản lượng sữa tươi đến năm 2020 đạt 23.000 tấn/năm.
Dự án này sẽ giải quyết việc làm cho trên 6.000 lao động. Đến năm 2020 có trên 80% hộ chăn nuôi bò sữa có hệ thống xử lý chất thải hoặc có phương án tận dụng chất thải nhằm mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường. Tổng nguồn vốn thực hiện dự án 286,8 tỷ đồng, trong đó nhiều nhất là vốn tự có trong dân trên 200 tỷ đồng.
Related news

Tỉnh ta cũng đã thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành NN với mục tiêu khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển NN, nông thôn (NT) bền vững cả về KT-XH và môi trường; tăng giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của các sản phẩm NN hàng hóa chủ lực; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân NT, góp phần giảm nghèo bền vững, gắn với mục tiêu thực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM...

Sản xuất trong điều kiện khó khăn, nhưng sản phẩm vụ đông bao giờ cũng cho giá trị kinh tế cao gấp 2-3 lần cây lúa. Xây dựng vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, chuyển từng bước tư duy lẫn hình thức sản xuất của người nông dân từ truyền thống sang hàng hóa trên cơ sở nhu cầu thị trường đang là sự lựa chọn của nhiều địa phương ở Hà Tĩnh…

Từ năm 2012 đến nay kinh tế trang trại của huyện Thanh Sơn đã có sự phát triển rõ nét, số trang trại, gia trại ngày càng tăng cả về số lượng và quy mô hoạt động.

Vụ mùa năm 2014, HTX dịch vụ nông nghiệp và điện năng Vĩnh Lại phối hợp với Trạm khuyến nông huyện Lâm Thao đưa vào gieo trồng thử nghiệm giống lúa thuần ngắn ngày CXT30, với quy mô 41,75ha, tại xứ đồng Cầu, Hương Muôi, Vải Đường thuộc khu 14 và 17, xã Vĩnh Lại.

Ngày 9/9, tại triển lãm “Chỉ dẫn địa lý quốc tế 2014” tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cho biết, hiện Việt Nam có 38 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trong đó phần lớn là nông sản, đứng thứ 2 sau Thái Lan trong khu vực ASEAN.