Thất Thu Thuế Thanh Long Gần 17 Tỷ Đồng/năm

Mặc dù sản lượng thanh long hàng năm ở Bình Thuận đều tăng, nhưng nguồn thu thuế từ các doanh nghiệp kinh doanh thanh long không tăng so với sản lượng tiêu thụ được.
Thống kê cho thấy, sản lượng thanh long Bình Thuận xuất khẩu hiện chiếm tỷ trọng 80-85%, nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc theo hình thức mậu biên, dẫn đến tình trạng bị ép giá và phụ thuộc vào thị trường. Hơn nữa, do quy mô nhỏ, năng lực mua bán quốc tế còn nhiều hạn chế nên 8 doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu chính ngạch thanh long trên địa bàn Bình Thuận không quản lý được hết thị trường.
Sự tham gia của lực lượng mua bán trung gian đã gây ra tình trạng mất trật tự, làm rối loạn thị trường, thiệt hại cho doanh nghiệp và thất thu nguồn thuế của Nhà nước. Theo Cục Thuế tỉnh Bình Thuận, tỷ lệ sản lượng thanh long được quản lý thu thuế chỉ ở mức dưới 40%; còn lại hơn 60% sản lượng thanh long tiêu thụ ra thị trường không làm nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng thất thu thuế là trong mức thuế đóng trung bình trên giá bán của 1kg thanh long có xu hướng giảm dần. Năm 2010, mức thuế đóng trung bình trên giá bán của 1kg thanh long là 0,92%, đến năm 2011 giảm còn 0,69% và năm 2012 giảm xuống 0,66%.
Ngành thuế Binh Thuận cho biết, nếu thu đủ thuế 100% thì mỗi năm, ngân sách cũng mất đi khoảng 17 tỷ đồng đối với mặt hàng thanh long. Do đó, việc phát triển diện tích thanh long theo đúng quy hoạch cũng đang được tỉnh này xem xét.
Related news

Nhìn cơ ngơi làm ăn bề thế của anh nông dân trẻ Phạm Văn Tiến ít ai ngờ nơi đây nguyên là vùng sỏi đá. Bằng ý chí và nghị lực của tuổi trẻ, anh biến đồi hoang thành những vườn nho bốn mùa cho trái ngọt và những thửa ruộng vàng thơm sắc lúa. Anh Tiến là điển hình tiêu biểu của lớp nông dân trẻ sinh trưởng sau mùa xuân 1975 năng động có kiến thức vươn lên làm giàu bền vững ở xã Nhị Hà.

Trở lại xã Quảng Sơn vào những ngày giữa tháng ba, chúng tôi gặp nông dân địa phương khẩn trương thu hoạch mía đường. Hàng chục chiếc xe tải xuôi ngược đi về chở mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến đường Phan Rang.

Ông Châu Văn Quầy, thôn Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) tuy đã bước qua tuổi ngũ tuần nhưng ông vẫn còn mang dáng hình vạm vỡ, rắn rỏi của con người yêu lao động.

Là thôn đầu tiên thử nghiệm mô hình cấy lúa chống hạn, đến nay thôn Đầu Suối A, xã Phước Chiến (Thuận Bắc) đã bước sang vụ thứ hai. Bà con nông dân nơi đây rất phấn khởi trước hiệu quả kinh tế từ mô hình này.

Trên diện tích đất canh tác 7 ha, anh Dưỡng xây dựng trang trại trồng hành, tỏi, cây ăn trái và chăn nuôi bò. Năm 2008, anh mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn 50 triệu đồng để đầu tư, cải tạo đất rẫy. Không ít người cho rằng cách làm của ông Dưỡng "khùng" sẽ chẳng đi đến đâu. Dám nghĩ, dám làm, anh trồng 1,6 ha xoài, 4 sào táo, 8 sào hành, còn lại trồng cỏ kết hợp với chăn nuôi bò vỗ béo.