Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Tháo nút thắt trong tín dụng nông nghiệp, nông thôn

Tháo nút thắt trong tín dụng nông nghiệp, nông thôn
Tác giả: T.XOÀN
Ngày đăng: 11/12/2015

Với nhiều thay đổi mang tính đột phá, Nghị định 55 của Chính phủ đang được xem là cú hích quan trọng cho tín dụng nông nghiệp, nông thôn (NNNT).

Tuy đã được tháo nút thắt cho tín dụng NNNT, nhưng vẫn còn bất cập.

Nghị định 55 có hiệu lực đã mở rộng đối tượng cho vay đối với khu vực thị xã, thành phố.

Tháo “nút thắt” cho tín dụng NNNT

Ông Hồ La Thành, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hậu Giang, cho biết sau 5 năm thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2010, dòng vốn tín dụng đầu tư của các ngân hàng trên địa bàn đã góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, đổi mới diện mạo nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao mức sống của người dân;

Góp phần cho các xã điểm của tỉnh hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM).

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định 41 vẫn còn hạn chế, vướng mắc đối với khách hàng vay vốn.

Để tháo gỡ nút thắt cho tín dụng NNNT, ngày 9-6-2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 41.

Nghị định 55 có nhiều thay đổi đột phá là hạn mức cho vay tín chấp được nâng lên từ 1,5 đến 2 lần so với quy định cũ.

Ngoài ra, có thêm 2 đối tượng được bổ sung vào nhóm được vay không cần tài sản bảo đảm là hợp tác xã (HTX) nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, liên hiệp HTX nông nghiệp được vay tới 2 tỉ đồng không cần tài sản bảo đảm; liên hiệp HTX nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ còn được vay tối đa tới 3 tỉ đồng mà không cần tài sản bảo đảm.

Đối với các tổ chức đầu mối tham gia mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp có thể được vay không có tài sản bảo đảm lên đến 70-80% giá trị dự án, phương án sản xuất kinh doanh.

Những quy định này góp phần khuyến khích đầu tư mạnh mẽ hơn theo xu hướng mới là mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với các HTX, hộ nông dân; mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Một đổi mới khác đáng chú ý là Nghị định 55 đã bổ sung đối tượng được vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm cả các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình sinh sống trên địa bàn thành phố, thị xã nhưng tham gia sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thay đổi này tạo cơ hội vay vốn từ chương trình tín dụng ưu đãi tam nông cho đối tượng sinh sống tại các đô thị, góp phần tạo tiền đề để hoạt động sản xuất nông nghiệp tại các đô thị chuyển mình với các chương trình tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp xu hướng phát triển kinh tế.

Ông Lê Viết Quyền, Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Hậu Giang, cho biết Nghị định 55 ra đời đã khai thông được những vướng mắc cho khách hàng, đặc biệt khách hàng nằm ở địa bàn thị xã, thành phố.

Trước đây, đối tượng ở những địa bàn này dù có sản xuất nông nghiệp nhưng không tiếp cận được vốn vay NNNT do quy định của Nghị định 41.

Bên cạnh đó, trước đây chỉ có chính sách xử lý thiệt hại cho người vay và cho vay nhưng chưa có quy định hỗ trợ đối với rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng trong phạm vi hẹp, trong khi trên địa bàn tỉnh chưa có hình thức bảo hiểm nông nghiệp hoặc quỹ hỗ trợ khác khi cần xử lý rủi ro, do vậy đã ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay của ngân hàng đối với lĩnh vực NNNT.

Còn theo Nghị định 55, có quy định rõ khi khách hàng tham gia mua bảo hiểm đối với đối tượng sản xuất nông nghiệp hình thành từ nguồn vốn vay, được tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,2%/năm so với lãi suất của các khoản vay cùng loại và có thời hạn tương ứng, đây là lợi thế để việc cho vay NNNT thuận lợi hơn.

Theo ông Nguyễn Thanh Phương, Giám đốc Ngân hàng TMCP LienVietPostBank Chi nhánh Hậu Giang, những điểm mới của Nghị định 55 đã khắc phục những bất cập của Nghị định 41, đặc biệt việc mở rộng đối tượng cho vay, nâng mức vay và chính sách mới cho người cho vay và người vay sẽ tạo điều kiện cho NNNT phát triển hơn.

Vẫn còn bất cập

Theo ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh: “So với Nghị định 41, một số quy định của Nghị định 55 không có gì khác.

Điển hình như tại Khoản 3 Điều 9, vẫn ràng buộc khách hàng vay bởi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nếu khách hàng được vay không có tài sản đảm bảo theo quy định tại Khoản 2 Điều này phải nộp cho tổ chức tín dụng cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo quy định này, thì hợp tác xã và tổ hợp tác khó tiếp cận được vốn vay.

Còn tại Khoản 2 Điều 12, thời hạn cơ cấu lại nợ và cho vay mới trong trường hợp khách hàng được cơ cấu nợ do thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên phạm vi rộng thì được khoanh nợ không tính lãi với dư nợ bị thiệt hại trong thời hạn 2 năm là ngắn, chưa phù hợp đối với một số loại cây trồng ăn trái lâu năm.

Do đó, đề nghị phía ngân hàng nên xem xét lại thời hạn cơ cấu lại nợ và vay mới.

Đồng thời, nghiên cứu cho vay đối với những HTX có phương án khả thi nhưng không đủ tài sản đảm bảo”.

Ông Nguyễn Trung Bình, Giám đốc HTX Nông nghiệp Khánh Hội, ở xã Phú An, huyện Châu Thành, nói: “Năm nay, HTX làm được 3.000 cây giống.

Vừa qua, HTX cần vốn để mua phân bón, HTX phải đi vay thế chấp 300 triệu đồng, không phải vay tín chấp như quy định của nghị định nêu.

Muốn góp vay vốn kinh doanh, mong ngân hàng xem xét, giải quyết tập hợp quyền sử dụng đất lại để nâng cao vay vốn lên.

Theo đó, để cho HTX phát triển thì thời hạn cho vay phải từ 3 đến 5 năm sẽ hợp lý hơn từ 1 đến 2 năm.

Vì trung bình chu kỳ sản xuất cây giống là 1 năm, sau đó HTX còn kinh doanh mua bán nữa”.

Trong 6 đối tượng được vay vốn theo Nghị định 41 đến nay chỉ có 0,17% tổ hợp tác có dư nợ vay vốn, còn chủ trang trại và HTX, liên hiệp HTX chưa có dư nợ vay vốn.

Về nguyên nhân chưa có dư nợ ở 2 đối tượng này, ông Lê Viết Quyền, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang, cho biết trong thời gian qua đa số từng thành viên trong HTX đều có vay vốn.

Riêng đối với HTX chưa vay được vốn là do một số HTX không đủ điều kiện theo quy định của ngân hàng.

Mặc dù không có đăng ký thế chấp khi vay vốn, nhưng vẫn phải có tài sản đảm bảo, đây là vấn đề khó khăn trong vay vốn của HTX những năm qua.

Ông Lê Trung Kiên, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, nhận xét như vậy.

Theo ông Kiên, trong 5 năm qua, chưa có HTX trên địa bàn vay vốn theo Nghị định 41.

Trong số những HTX trên địa bàn, có những HTX làm ăn hiệu quả nhưng vẫn khó tiếp cận vốn vay.

Thời gian qua, HTX trên địa bàn chỉ vay vốn từ nguồn Quỹ hỗ trợ HTX khoảng 6 tỉ đồng.

Vì vậy, đề nghị ngân hàng nên xem xét để tạo điều kiện cho HTX tiếp cận được vốn vay theo Nghị định 55 dễ dàng hơn.

Đến nay, tổng dư nợ cho vay NNNT 7.471 tỉ đồng, trong đó dư nợ tại tỉnh Hậu Giang có 2.334 tỉ đồng cho vay không có tài sản đảm bảo, chiếm 31,24% dư nợ lĩnh vực NNNT.

Tính đến cuối tháng 9-2015, cho vay NNNT trên địa bàn tỉnh tăng 2.915 tỉ đồng, tương đương tăng 63,98% so với thời điểm năm 2010 (bắt đầu thực hiện Nghị định 41).


Có thể bạn quan tâm

Tăng Trưởng Tín Dụng Vượt Ngưỡng Âm Tăng Trưởng Tín Dụng Vượt Ngưỡng Âm

Bà Phạm Thị Thu Hương – Phó Giám đốc chi nhánh Vietinbank Quảng Ngãi cho biết: “Mục tiêu của ngân hàng là mở rộng đối tượng cho vay, thu hút nhiều khách hàng. Bên cạnh giảm lãi suất cho vay, thủ tục nhanh gọn, ngân hàng còn thực hiện cơ chế tín dụng, tạo điều kiện để khách hàng đáo hạn vốn vay dễ dàng.

23/07/2014
Vốn tín dụng góp phần xây dựng nông thôn mới Vốn tín dụng góp phần xây dựng nông thôn mới

Trên địa bàn tỉnh ta, thời gian qua, các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn được triển khai sâu rộng và luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Nhờ đó nguồn vốn vay được đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất của các hộ dân, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập cho nhân dân nhất là địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng nông thôn mới.

20/08/2015
Vốn tín dụng chính sách góp phần xây dựng nông thôn mới Vốn tín dụng chính sách góp phần xây dựng nông thôn mới

Đó là một trong những đánh giá của Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn - Ủy viên Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng CSXH Việt Nam trong buổi làm việc ngày 10.11 với Ban đại diện HĐQT chi nhánh ngân hàng này tại tỉnh Bình Thuận.

13/11/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.