Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Trưởng Tín Dụng Vượt Ngưỡng Âm

Tăng Trưởng Tín Dụng Vượt Ngưỡng Âm
Ngày đăng: 23/07/2014

“Từ ngưỡng âm trong những tháng đầu năm, hai tháng gần đây, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã đạt trên 1,2%.  Đây là dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế sau thời gian dài đóng băng” – Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Quảng Ngãi Trần Luyện nhận định.

Bà Phạm Thị Thu Hương – Phó Giám đốc chi nhánh Vietinbank Quảng Ngãi cho biết: “Mục tiêu của ngân hàng là mở rộng đối tượng cho vay, thu hút nhiều khách hàng. Bên cạnh giảm lãi suất cho vay, thủ tục nhanh gọn, ngân hàng còn thực hiện cơ chế tín dụng, tạo điều kiện để khách hàng đáo hạn vốn vay dễ dàng.

Ngoài ra, Vietinbank cũng dành nhiều gói tín dụng có những thang nấc về lãi suất để phù hợp với từng đối tượng có nhu cầu vay”. Vietinbank hiện áp dụng lãi suất cho vay 6 tháng là 9,5%/năm, 12 tháng 10,5%/năm.

Đặc biệt ngày 15.4 vừa qua, ngân hàng này đã dành gói tín dụng 1.000 tỷ đồng cho vay đối với khách hàng bán lẻ với giá lãi suất 8%/năm, gói tín dụng đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó có lãi suất từ 6 -8%/năm, giảm 2% so với trước. Linh hoạt thu hút nhiều đối tượng cho vay, đến nay tổng dư nợ ngân hàng đạt 2.900 tỷ đồng, tăng khoảng 200 tỷ đồng so với đầu năm, tăng trưởng tín dụng đạt 8%.

Đối với Vietcombank Quảng Ngãi, chiến lược thu hút khách hàng của ngân hàng này khá chất lượng. Vietcombank đã phân nhóm xuống các địa phương gặp gỡ và trao đổi trực tiếp để khách hàng dễ dàng tiếp cận vốn vay. Chính vì vậy, mà ngoài các doanh nghiệp lớn, thời gian qua nhiều ngư dân đã tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng này.

Ông Trương Hoài Phong, thôn Phổ Trường, xã Nghĩa An (TP. Quảng Ngãi) bộc bạch: “Cũng nhờ Vietcombank mà mấy cha con tôi đã thực hiện được ước mơ vươn biển khơi. Hiện nhà tôi đã đóng được 3 đôi tàu có công suất 450 CV. Hai đôi tàu hiện đang đánh bắt ngoài khơi xa, đôi còn lại sắp hạ thủy. Gia đình đang làm thủ tục vay 800 triệu đồng ở  Vietcombank để hoàn thành chi phí cho đôi tàu trước khi ra khơi ”.

Tại Sacombank, ngoài việc hạ lãi suất, hướng đến các thị trường nhỏ lẻ, ngân hàng này đã có kế hoạch làm việc với tỉnh để cho vay gói tín dụng lãi suất thấp nhằm hoàn thành mạng lưới điện thắp sáng cho đảo Bé. Theo đó, lãi suất sẽ bằng lãi suất mua trái phiếu Chính phủ, với khoảng 5%/năm. Ngoài ra, Sacombank còn đẩy mạnh tiếp cận khối nhân viên văn phòng để cho vay phục vụ tiêu dùng.

Theo ông Nguyễn Trung Hận – Giám đốc Chi nhánh SeAbank thì, hướng đến thị trường nhỏ lẻ, ngân hành chủ động tìm kiếm khách hàng, nắm thông tin, để đưa ra sản phẩm phù hợp. Bắt đầu từ quý 2, ngân hàng đã áp dụng lãi suất từ 8,5% - 8,8%, thấp hơn trước từ 1,2 -1,5%/năm.

Do đó, 6 tháng đầu năm, khách hàng của ngân hàng hấp thụ nguồn vốn khá tốt. Riêng lĩnh vực ngư dân, kinh doanh, tiêu dùng, chúng tôi cho vay 20 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ đến cuối tháng 5 lên 635 tỷ đồng.

Nền kinh tế phục hồi chậm,  làm cho việc sản xuất trong nước nói chung và Quảng Ngãi nói riêng thời gian qua có phần bị đình trệ. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng đã linh hoạt triển khai các phương án cho vay đối với khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nhiều chương trình cho vay đã được tung ra, trong đó có chương trình vay nhanh dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với hạn mức vay đủ để phục hồi sản xuất, thời gian xử lý hồ sơ nhanh, gọn nên đã góp phần tăng trưởng tín dụng đáng kể.

Ông Trần Luyện – Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Quảng Ngãi cho biết: Trong bối cảnh khó khăn, nhưng các ngân  hàng đã nỗ lực khơi thông dòng vốn. Đến nay, tổng nguồn vốn huy động đạt trên 31.500 tỷ đồng, tăng 18,2% so với cuối năm 2013.

Dư nợ đạt trên 31.000 tỷ đồng, tăng trưởng đạt trên 1,2%, vượt ngưỡng âm so với 4 tháng trước. Điều này cho thấy vốn ngân hàng đã thấm vào nền kinh tế, sản xuất kinh doanh có chiều hướng khôi phục, thị trường nhỏ lẻ thu hút nguồn vốn chất lượng. Chất lượng tín dụng tốt nên nợ xấu còn 305 tỷ đồng. Trên đà này, những tháng cuối năm, đồng vốn nhàn rỗi ở các ngân hàng sẽ được khơi thông.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Sản Xuất Và Chế Biến Ca Cao Khép Kín Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Sản Xuất Và Chế Biến Ca Cao Khép Kín Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Cây ca cao có mặt ở TP. Mỹ Tho từ trước năm 1980, lúc bấy giờ do khâu chế biến còn hạn chế và thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, nên hiệu quả kinh tế không cao. Nhiều hộ nông dân ở thành phố đã đốn bỏ cây ca cao và trồng các loại cây ăn trái khác

25/01/2012
Cao Su Bị Thú Lạ Cắn Phá Cao Su Bị Thú Lạ Cắn Phá

Ngày 29/2, ông Hồ Văn Ngưm - Trưởng phòng NN-PTNT huyện A Lưới (TT- Huế) cho biết, vài tháng trở lại đây khoảng hơn 40 ha cao su của hàng chục hộ dân ở xã A Roàng bị loài thú lạ về cắn phá gây chết cây trên diện rộng.

01/03/2012
Cây Cacao Phát Triển Tốt Trên Vùng Đất Nhiễm Mặn Cây Cacao Phát Triển Tốt Trên Vùng Đất Nhiễm Mặn

Trong những năm gần đây, phong trào trồng xen cây cacao trong vườn dừa, vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện Bình Đại, theo dự án phát triển 10.000 ha cacao của tỉnh Bến Tre, được nhiều nông dân hưởng ứng. Ông Phạm Văn Răng, ở ấp Vinh Xương, xã Vang Quới Đông (Bình Đại - Bến Tre) đã trồng thành công cây cacao trên vùng đất phù sa nhiễm mặn cách đây 3 năm.

15/05/2012
Dịch Lợn Tai Xanh Đang Có Nguy Cơ Lan Ra Diện Rộng Dịch Lợn Tai Xanh Đang Có Nguy Cơ Lan Ra Diện Rộng

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch cúm gia cầm chiều ngày 24/4, tại Hà Nội, ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y nhấn mạnh dịch lợn tai xanh đang có nguy cơ lan ra diện rộng, vì vậy các địa phương cần cảnh giác phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

26/04/2012
Xây Dựng Thí Điểm Mô Hình Tiêu Thụ Nông Sản Xây Dựng Thí Điểm Mô Hình Tiêu Thụ Nông Sản

Thực hiện Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020, Bộ Công Thương đã xây dựng thí điểm mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp ở 12 tỉnh, thành trong cả nước

15/05/2012