Thành Tỷ Phú Nhờ Nuôi Ong
Sản lượng mật mỗi năm hàng trăm tấn, anh Phong thu về hơn 1,3 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, lãi trên 500 triệu đồng, góp phần tạo việc làm thường xuyên cho 8 - 10 lao động
Sở hữu 1.500 đàn ong, mỗi năm cho thu nhập trên 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang,TP Tuyên Quang đang được biết đến như một địa chỉ tin cậy cho những ai muốn làm giàu.
Hàng nghìn thùng ong đặt khắp vườn, mùi mật ong thơm ngào ngạt là ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi tìm đến nhà anh Trần Xuân Phong, người được ví như “vua ong” ở xứ Tuyên. Nhưng có lẽ ít ai biết năm nay anh Phong mới 31 tuổi.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Phong cho biết: "Nuôi ong cũng nhiều khó khăn và vất vả, nếu nuôi chỉ để lấy mật dùng thì khá đơn giản nhưng nuôi số lượng lớn để làm giàu rất khó, phải am hiểu thời tiết, các vùng địa lý nhiều nơi; trong quá trình nuôi phải nắm bắt rõ đặc tính đi lại, ăn uống, quy luật trưởng thành cũng như các loại bệnh có thể xảy ra đối với đàn ong như bệnh thối ấu trùng,ký sinh trùng, hội chứng ngộ độc... từ đó mới có thể duy trì và tăng nhanh số lượng đàn ong".
Năm 2002, anh được bố mẹ chuyển cho 150 đàn ong mật giống nội làm vốn. Thử sức với nghề nuôi ong, anh vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm và thành công cũng bắt đầu mỉm cười với gia đình anh khi những vụ thu hoạch mật ong đạt kết quả.
Năm đầu tiên, đàn ong của anh chỉ cho khoảng 60 lít/đàn/vụ (1 lítbằng 1,5 kg), chất lượng mật chưa thơm, chưa ngon nên chỉ bán với giá 20.000- 25.000 đ/kg, trừ chi phícòn lãi gần 70 triệu đ/năm. Năm 2006 anh đã tìm ra cách lai tạo giữa giống ong vàng của miền Bắc với giống ong Ý của miền Nam, tạo thành giống ong lai, vừa cho lượng mật cao, vừa chống chọi được với cái lạnh của miền Bắc. Từ đó, anh quyết tâm cải tạo và mở rộng quy mô đàn ong sang nuôi ong lai, bởi ong lai có nhiều đặc tính giống ong nội nhưng cho mật nhiều hơn.
Để ổn định đầu ra cho sản phẩm, năm 2008 anh ký hợp đồng với Cty Ong Đắk Lắk, nhờ đó mà sản phẩm làm ra đến đâu được tiêu thụ hết đến đó. Đến nay, đàn ong của anh đều là giống ong lai siêu mật. Vừa lấy mật, vừa nhân đàn, mỗi năm thêm vài chục tổ, đến nay anh đã có trong taygần 1.500 đàn ong mật lai (lúc cao điểm lên 1.700- 2.000 đàn).
Sản lượng mật mỗi năm hàng trăm tấn, thu về hơn 1,3 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, lãi trên 500 triệu đồng, góp phần tạo việc làm thường xuyên cho 8 - 10 lao động là đoàn viên thanh niên trên địa bàn, với mức thu nhập 4 - 5 triệu đ/người/tháng.
Anh Phong cho biết thêm, sau Tết âm lịch thời tiết ấm áp là phải chuẩn bị cho ong xây tổ,tạo đàn. Để có đàn ong khỏe hút được nhiều mật, đến cuối tháng 2 âm lịch, phải kết thúc việc chia đàn vàkhoảng cuối tháng 3 đến tháng 5 là bắt đầu thu mật. Loại hoa để ong lấy mật tốt nhất là hoa nhãn, vải, cà phê, điều, bạc hà... Tuy nhiên, mỗi vùng chỉ có một mùa hoa nở nên anh thường xuyên phải di chuyển đàn ong đến những vùng có nhiều hoa.
Cứ vào đầu tháng 12 hàng năm, anh Phong di chuyển ong vào tỉnh Bình Phước đón hoa điều; tháng 2 lên tỉnh Gia Lai hưởng hoa cà phê; tháng 3 quay về tỉnh Bắc Giang đón vụ hoa vải, sau đó chuyển về đón hoa nhãn tại tỉnh Hưng Yên. Tháng 7 anh lại chuyển ong lên tỉnh Sơn La đón vụ hoa càng cua, tháng 10, 11 về tỉnh Hà Giang có hoa bạc hà.
Cứ như thế, đàn ong của anh cho mật liên tục, mỗi năm có đến 4 vụ thu hoạch mật. Việc di chuyển ong phải làm trong đêm, vì thời gian này đàn ong về tổ ngủ, có như thế ong mới không bị phân tán đàn và bị chết do thay đổi khí hậu đột ngột.
Để tạo điều kiện cho những hộ nuôi ong trong vùng trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau tiêu thụ sản phẩm, anh Phong đứng ra thành lập HTX nuôi ong Phong Thổ gồm 25 xã viên là những hộ nuôi ong trên địa bàn xã, trong đó có 70% là đoàn viên thanh niên, nâng tổng số đàn ong của HTX lên gần 4.000 đàn.
Có thể bạn quan tâm
Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH-CN) cấp tỉnh vừa tổ chức nghiệm thu và xếp loại xuất sắc dự án (DA) “Xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi thương phẩm hàu và chế biến thực phẩm chức năng từ hàu tại Bình Định”. DA thuộc Chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi, giai đoạn 2011-2015” do Bộ KH-CN quản lý.
Thời gian qua, nhờ tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, chủ động phòng chống dịch bệnh và quan tâm công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản, sản lượng thu hoạch các loại thủy sản trên địa bàn quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) vẫn được duy trì ở mức cao dù diện tích nuôi có giảm.
Báo cáo của hiệp hội gia cầm Việt Nam cho biết, năm 2013 cả nước có gần 320 triệu con gia cầm, trong đó chủ yếu là nhỏ lẻ. Bên cạnh thiếu liên kết giữa các khâu còn rất yếu thì việc định hướng thị trường cũng chưa chính xác do số liệu của tổng cục thống kê mới chỉ bẳng 35% so với thực tế.
Sáng 17-9, tại xã Kim Tân, huyện La Pa, tỉnh Gia Lai, Viện Nghiên cứu Mía đường phối hợp với Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác mía năng suất và chất lượng cao cho nông dân trồng mía vùng Đông Nam tỉnh.
Để quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (NLTS) ven bờ tại xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), góp phần ổn định và phát triển sinh kế cho cộng đồng dân cư vùng ven biển, UBND xã Nhơn Hải vừa phối hợp với Ban quản lý Dự án Vì sự phát triển bền vững NLTS ven bờ (CRSD) và Chi cục Khai thác-Bảo vệ NLTS tỉnh thành lập tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ (ĐQLNCVB) xã Nhơn Hải.