Dân Nuôi Tôm Kêu Không Lãi

Hiện nay, ở vùng bán đảo Cà Mau dân nuôi tôm thẻ chân trắng gắng công chăm sóc, thoát được dịch bệnh nhưng thu hoạch bán không có lãi, vì tôm rớt giá.
Tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu thương lái thu mua tôm loại 100 con/kg giá 75.000-78.000 đồng/kg, so với cùng kỳ năm 2013 giá 130.000-150.000 đồng/kg, giảm gần 50%. Tôm loại 70 con/kg giá 90.000 đồng/kg; loại 50 con/kg giá 120.000 đồng/kg.
Một số hộ nuôi tôm tiếp nhận thông tin thị trường qua báo đài cho biết các nước trong khu vực nuôi tôm thẻ giảm bớt dịch bệnh. Song thị trường tiêu thụ chậm nên giá tôm thẻ hiện ở mức thấp. So sánh tại Thái Lan theo tỷ giá hiện thời giá tôm thẻ loại 80 con/kg khoảng 126.000 đồng/kg.
Trong khi đó ở vùng nuôi tôm huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng), hồi những tháng đầu năm một số hộ dân có điều kiện vốn bỏ mía đào ao nuôi tôm thẻ, đến nay có diện tích thu hoạch trên 500 ha, diện tích bị thiệt hại thấp khoảng 7%. Song do chi phí con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản đều tăng cao, nếu thu hoạch tôm vào thời điểm này chỉ có 30% hộ nuôi giỏi đạt năng suất cao mới có lãi, còn 70% từ hòa vốn đến lỗ.
Có thể bạn quan tâm

Trong 70 năm qua, ngành nông nghiệp Quảng Ngãi không ngừng lớn mạnh và gặt hái những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, tích cực cải thiện đời sống của người dân, góp phần đắc lực vào sự phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh.

Mặc dù nhông là con vật dễ nuôi, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ mạnh, thế nhưng chỉ sau vài năm thành lập Tổ hợp tác nuôi nhông xã Bình Thạnh (Bình Sơn), từ 24 thành viên, đến nay chỉ còn vài hộ giữ lại nghề này...

Khi viết bài này, tôi chợt nhớ tới tên một truyện ngắn nổi tiếng của cố nhà văn Nhật Tuấn (vừa qua đời), tên truyện ngắn ấy là :“Con chim biết chọn hạt”.

Đời sống khó khăn, ngư lưới cụ phục vụ đi biển thiếu thốn, 84 hộ dân ở thôn Đông Thuận, xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi) thuộc diện di dời phục vụ Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (NMLD DQ) được Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) cho vay vốn giải quyết việc làm.

Dù ngành nông nghiệp đã và đang ráo riết vào cuộc, nhưng việc dùng chất cấm trong chăn nuôi vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.