Thanh Sơn tập trung phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa vụ mùa

Tuy nhiên sâu cuốn lá nhỏ đang chuyển lứa, gia tăng mật độ và có nguy cơ gây hại nặng trên lúa mùa. Diện tích sâu cuốn lá bị nhiễm là 2.248,9ha (nhẹ 340,1ha; trung bình 1.635,5ha; nặng 273,5ha). Một số sâu bệnh khác (sâu đục thân, khô vằn...) hại nhẹ rải rác ở một số diện tích.
Trước tình hình trên, UBND huyện đã yêu cầu UBND các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời các ổ sâu bệnh, chỉ đạo phòng trừ triệt để theo hướng dẫn của Trạm bảo vệ thực vật; tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã, khu dân cư về tình hình sâu cuốn lá nhỏ hại lúa mùa và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ; chỉ đạo khuyến nông xã liên hệ với Trạm bảo vệ thực vật cung ứng thuốc đặc hiệu để phòng trừ, hướng dẫn nông dân sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc và đúng cách. Đến nay, diện tích đã phun trừ sâu bệnh là 20ha, song do thời tiết mưa kéo dài nên UBND huyện chỉ đạo tiếp tục phun 1.908,8ha trên toàn huyện tập trung từ ngày 3 đến 8-8-2015.
Related news

Sớm chọn ra hướng đi đúng và với những nỗ lực không ngừng nhiều năm liền của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan kỹ thuật chuyên ngành nông nghiệp…và cả rất nhiều người làm nông, Đà Lạt hiện được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá là địa phương đứng đầu trong cả nước về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. “Nông nghiệp xanh” ở vùng đất Nam Tây Nguyên này.

Vụ mùa vừa qua, với 1,2 ha tiêu, anh Hoàng Văn Minh, ở thôn 3, xã Kiến Thành thu về được hơn 3,6 tấn hạt tiêu. Theo tính toán của gia đình anh thì sau khi trừ chi phí đầu tư vẫn còn lãi hơn 300 triệu đồng.

Trong năm 2013, ngành Nông nghiệp đã thực hiện nhiều mô hình trình diễn về các loại rau theo hướng an toàn, không chỉ đạt lợi nhuận cao mà còn giúp nông dân tiếp cận và nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng các khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất.

Sau khi tìm hiểu, học tập kinh nghiệm từ những người khác, vợ chồng anh Đào Thanh Hùng và chị Trịnh Thị Xuân Hiền ở thôn Tân Tiến, xã Đắk Ru (Đắk R’lấp) đã nuôi thử nghiệm heo rừng.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, qua gần 3 năm triển khai, đến nay có thể khẳng định giống gà J-Dabaco rất phù hợp với điều kiện, khí hậu của Đắk Nông, có nhiều ưu điểm vượt trội so với giống gà địa phương, được nông dân hưởng ứng, nhân rộng.