Thanh Hóa Phát Triển Ngành Chăn Nuôi Bò Sữa Theo Hướng Công Nghiệp

Ngày 30-1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Công ty cổ phần ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa TH Việt Nam (Công ty CP TH), thuộc Tập đoàn TH – THMilk, công bố Quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu cho dự án chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa.
Mục tiêu của quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu nhằm đáp ứng đủ thức ăn thô xanh cho các trang trại chăn nuôi bò sữa của Công ty CP TH tại vùng dự án, bố trí quỹ đất để xây dựng nhà máy chế biến sữa, trang trại chăn nuôi và các công trình phụ trợ khác; đầu tư cơ sở hạ tầng, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai; áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất để xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu; tạo mối liên kết chặt chẽ và lâu dài giữa nông dân và doanh nghiệp, bảo đảm sản xuất có hiệu quả, ổn định, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động vùng quy hoạch…
Theo quy hoạch, diện tích vùng nguyên liệu cho dự án chăn nuôi và chế biến sữa quy mô công nghiệp có tổng diện tích 2.934,62 ha trên địa bàn 10 xã thuộc 3 huyện Nông Cống, Như Xuân và Như Thanh.
Diện tích đất trên bao gồm đất trồng cỏ, đất xây dựng nhà máy chế biến sữa, xây dựng trang trại chăn nuôi và các công trình phụ trợ khác. Đất được quy hoạch này chủ yếu cho Công ty CP TH thuê lại để phục vụ cho dự án chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghiệp, có tổng mức đầu tư 166 triệu USD, với quy mô nuôi 20.000 con bò sữa.
Trên cơ sở quy hoạch vùng nguyên liệu được phê duyệt, Công ty CP TH phối hợp với các địa phương, các ngành chỉ đạo hướng dẫn nông dân vùng quy hoạch tổ chức trồng, chăm sóc, thu mua và chế biến nguyên liệu; đồng thời đầu tư cho nông dân vay vốn, vật tư phân bón, tổ chức sản xuất và cung ứng giống; ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm cho người trồng cỏ…
Với chu trình công nghệ chăn nuôi khép kín hiện đại, Công ty CP TH sẽ cung cấp nguồn sữa tươi có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đang thiếu hụt sữa của xã hội, giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung sữa và nguồn ngoại tệ lớn hàng năm bỏ ra để nhập khẩu sữa từ nước ngoài, góp phần cải thiện và nâng cao trí lực, thể chất cho người Việt.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, hiện tượng nghêu chết đồng loạt thời gian qua nay đã giảm đáng kể, chỉ còn xảy ra rải rác ở một vài hợp tác xã (HTX), chiếm tỷ lệ chỉ từ 3 - 4%. Tổng diện tích thiệt hại tại các HTX đến nay khoảng 290 ha, sản lượng thiệt hại 275 tấn, chủ yếu là nghêu thịt kích cỡ từ 30 - 90 con/kg.

Chỉ mới bắt đầu nhen nhóm từ đầu năm 2010, nhưng mô hình nuôi cá sấu thịt đã giúp nhiều người dân xã Phú Điền, huyện Tân Phú (Long An) đổi đời…

Nghề nuôi lươn đã phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước nhưng các hộ nuôi ở An Giang cũng như miền Tây vẫn phải sử dụng con giống khai thác ngoài tự nhiên để nuôi. Từ tận dụng đất quanh nhà ở nông thôn mà nhiều hộ vốn dĩ rất nghèo cũng đã vươn lên làm giàu và những người có mức sống trung bình lại có thêm thu nhập. Điệp khúc “thả lươn vào nuôi là chết” đeo đẳng những hộ nuôi lươn khiến cho nhiều người bỏ cuộc...

Gần 20 năm trước, vùng Ðồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước, Tiền Giang vốn nổi tiếng là vùng đất "khỉ ho, cò gáy" thiếu vắng bóng người, nơi hoang tàn dành cho cỏ năn, cỏ lác. Thế nhưng, từ khi cây khóm (dứa) xuất hiện và mở rộng diện tích đã làm thay đổi diện mạo vùng đất này, giúp đời sống người dân cải thiện, nhiều hộ vươn lên làm giàu nhanh chóng.

Thức ăn cho dông rất dễ tìm kiếm, chủ yếu là cây, rau muống, rau lang, cà chua, dưa hồng, dưa gang. Đến thời điểm gần thu hoạch dông, cần bổ sung các thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng.