Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Sơn Chủ Động Trữ Nước Phục Vụ Sản Xuất Vụ Chiêm

Thanh Sơn Chủ Động Trữ Nước Phục Vụ Sản Xuất Vụ Chiêm
Ngày đăng: 23/01/2015

Thời điểm này, huyện Thanh Sơn cũng như  các địa phương trong toàn tỉnh đã bắt đầu bước vào sản xuất vụ chiêm. Tuy nhiên, từ đầu vụ đông tới giờ, lượng mưa trên địa bàn khá ít, gây khó khăn không nhỏ cho việc cày bừa, đổ ải.

Trước tình hình đó, để đảm bảo vụ xuân đạt kết quả cao, huyện Thanh Sơn đã khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo sản xuất, phân công cán bộ bám sát, chỉ đạo đến từng xã để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc đề xuất những giải pháp giải quyết, huyện cũng yêu cầu các xã, thị trấn, phòng chuyên môn hướng dẫn bà con nông dân khẩn trương làm dầm với diện tích đất trũng và cày ải đối với diện tích không trồng cây vụ đông.
Vụ chiêm năm 2015, huyện có kế hoạch gieo cấy 3.150ha lúa, trong đó có 2.100ha lúa lai, các giống được sử dụng chủ yếu là: Nhị ưu 838, Nhị ưu 7, Q5, J02, Việt lai 20, GS9, SQ2, Xuyên hương 178 và một số giống chất lượng cao như Tám thơm, IR 64, lúa thuần như RVT, VS1, HT1... Huyện cũng phấn đấu đưa diện tích áp dụng SRI vượt 1.100ha kế hoạch.
Cây lúa chủ yếu được gieo cấy vào trà xuân muộn (chiếm 95% diện tích), sẽ gieo mạ từ 25-1 đến  5-2. Cây ngô được gieo trồng 650ha, sử dụng chủ yếu là các giống ngô lai như DK 888, LVN 9860, LVN 4, LVN 99, NK 6654, C 919, NK 4300... chủ yếu trên các diện tích đất soi bãi, ruộng  sản xuất 1 vụ và đất đồi.
Ngoài ra, toàn huyện cũng sẽ gieo trồng khoảng 220ha lạc, dùng các giống như L14, MD 7; TB 25; trên 250ha rau xanh các loại và 1.930ha sắn.
Tính đến ngày 4-1-2015, các địa phương trong huyện đã làm được gần 1.500ha đất. 5% diện tích trà xuân sớm đã được bà con ngâm ủ và xuống giống. Các loại giống cũng đã được các tổ khuyến nông, HTX nông nghiệp cung ứng đủ cho bà con.
Để tích trữ nước phục vụ việc làm đất, UBND huyện Thanh Sơn đã yêu cầu các địa phương chủ động tổ chức việc nạo vét cửa khẩu các trạm bơm, kênh mương; gia cố các cống, phai, đập; tích trữ nước ở các ao, hồ, đập; tu sửa máy móc; lập phương án cân đối nguồn nước, quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả mọi nguồn nước; nghiêm cấm việc sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vào khai thác, đánh bắt thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 321 công trình thủy lợi với quy mô khác nhau, trong đó Công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi đang quản lý 205 công trình và HTX dịch vụ nông nghiệp Võ Miếu quản lý 26 công trình.
Ông Kiều Đức Mạnh - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Bên cạnh việc tích trữ nước đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất, để thuận tiện cho việc gieo trồng, chăm sóc, huyện cũng khuyến khích người dân tăng cường đầu tư vào thâm canh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật,  đẩy mạnh cơ giới hóa; dồn điền đổi thửa, nhân rộng các cánh đồng theo hướng liền vùng, liền khoảnh, cùng giống, cùng trà (dự kiến sẽ triển khai từ 1-2 mô hình trong vụ xuân); tìm kiếm, tạo cơ chế thuận lợi cho các doanh nghiệp gắn kết với nông dân để ổn định tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.
Đề phòng thời tiết có thể xảy ra rét đậm, rét hại làm chết mạ, huyện yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm ngặt khung lịch thời vụ của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; chuẩn bị đầy đủ phương tiện, vật tư như nilon, cọc tre, rơm rạ, tro bếp… để chống rét cho mạ trong trường hợp xấu.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Bền Vững Cây Thanh Long Giữ Vững Thương Hiệu Thanh Long Phát Triển Bền Vững Cây Thanh Long Giữ Vững Thương Hiệu Thanh Long

Diện tích trồng cây thanh long đang phát triển với tốc độ nhanh, tự phát, không theo quy hoạch, đã làm phát sinh nhiều bất cập trong tổ chức, quản lý điều hành, chỉ đạo sản xuất, gây nhiều khó khăn trong việc bảo vệ đất trồng lúa và các loại cây trồng đặc sản truyền thống khác. Nếu không có các giải pháp đồng bộ, kiên quyết sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường...

16/05/2014
Xây Dựng Thương Hiệu Thực Phẩm Sạch Khó Khăn Do Thiếu Kinh Phí Xây Dựng Thương Hiệu Thực Phẩm Sạch Khó Khăn Do Thiếu Kinh Phí

Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm đang trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Vì vậy, từ năm 2008 đến nay, Sở NN&PTNT Hà Nội đã hỗ trợ nhiều chương trình xây dựng thực phẩm sạch nhằm phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

07/06/2014
Nuôi Tôm Hùm Lồng Cần Sự Quản Lý Và Quy Hoạch Để Phát Triển Bền Vững Nuôi Tôm Hùm Lồng Cần Sự Quản Lý Và Quy Hoạch Để Phát Triển Bền Vững

Nuôi tôm hùm lồng trên biển ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX và phát triển mạnh từ năm 2000 cho đến nay. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, cần phải có sự quản lý và quy hoạch một cách hợp lý nhằm đưa nghề nuôi có giá trị kinh tế cao này hướng đến sự phát triển một cách bền vững.

17/05/2014
Giảm Thiểu Ô Nhiễm Môi Trường Trong Chăn Nuôi Lợn Giảm Thiểu Ô Nhiễm Môi Trường Trong Chăn Nuôi Lợn

Trong những năm qua, ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng của tỉnh Hưng Yên ngày càng phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp, đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương.

07/06/2014
Chư Jút (Đắk Nông) Xuất Hiện Bệnh Rệp Sáp Trên Cây Cà Phê Chư Jút (Đắk Nông) Xuất Hiện Bệnh Rệp Sáp Trên Cây Cà Phê

Để giúp nông dân phòng chống bệnh rệp sáp tấn công, ngành Nông nghiệp huyện Chư Jút đã phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương hướng dẫn nông dân mua các loại thuốc đặc trị rệp sáp về phun và khuyến cáo nông dân nên tiến hành cắt và tiêu hủy những cành, chùm quả đã bị khô nhằm hạn chế sự phát triển của rệp sáp.

07/06/2014