Huyện Châu Thành Đạt Sản Lượng Trái Cây Trên 177.000 Tấn

Hiện nay, huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã mở rộng diện tích vườn trồng cây ăn quả các loại lên gần 11.400 ha cho sản lượng mỗi năm trên 177.000 tấn trái cây các loại.
Là huyện nằm trong vùng ngập lũ phía Tây của tỉnh, Châu Thành đã có nhiều nỗ lực trong việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp với định hướng chung sống với lũ, đồng thời phát huy tốt tiềm năng đất đai, lao động tại địa phương. Huyện qui hoạch phát triển vườn cây ăn quả đặc sản, ứng dụng rộng rãi khoa học - kỹ thuật trong quá trình thâm canh để đạt năng suất, sản lượng cao và chất lượng trái tốt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, giúp tăng thu nhập cho nông hộ.
Nhiều chương trình, dự án được triển khai mạnh mẽ trong thời gian qua đã giúp đẩy mạnh việc khai thác tiềm năng kinh tế vườn Châu Thành để đổi mới diện mạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đơn cử như Chương trình hỗ trợ toàn diện cây vú sữa Lò Rèn do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh triển khai.
Theo thống kê của ngành hữu quan, toàn huyện hiện có trên 3.400 ha vú sữa, gần 1.500 ha sapôchê, 1.140 ha nhãn, trên 1.500 ha cây có múi, còn lại là các cây trồng khác. Nhờ phát triển vườn cây ăn quả đặc sản theo hướng chuyên canh, giúp đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo nông thôn đồng thời tạo điều kiện cho nhiều bà con vươn lên làm giàu bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay cây Cao Su giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp và làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của nông dân Bình Dương. Nhiều người đã trở nên giàu có nhờ trồng Cao Su

Với 2 ha đất nuôi tôm sú chuyên canh gặp rũi ro liên tiếp, khó khăn hoàn khó khăn, anh chuyển sang thực hiện mô hình tôm-lúa, sử dụng giống mới, gieo sạ thưa, phân bón cân đối, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vụ lúa thu hoạch, anh cải tạo mương, phơi ao, bón vôi, chủ động rửa phèn, mặn

Giá cà phê, hồ tiêu, cao su ... thời gian qua liên tục biến động theo hướng tăng mạnh đã khiến người dân ở nhiều tỉnh Tây Nguyên đua nhau mở rộng diện tích, chuyển đổi cây trồng bất chấp khuyến cáo, quy hoạch

Ngư dân Phan Văn Dầu (52 tuổi, phường Trần Phú, TP. Quy Nhơn) cho biết, vào khoảng 4h sáng nay, khi đi kiểm tra lưới cách bờ khoảng 100m thì bất ngờ phát hiện một con cá mập trắng vẫn còn sống mắc kẹt trong lưới. Ông Dầu đã phải hô gọi một số người quen trợ giúp để đưa cá vào bờ

Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh đã đứng ra làm trung gian trong hợp đồng trồng cà tím giữa Công ty Duyên Hải và bà con nông dân ở Bưng Riềng. Hợp đồng 3 bên - 4 nhà (3 bên là người nông dân, người thu mua và đại diện địa phương, 4 nhà là nông dân, chính quyền, doanh nghiệp và nhà khoa học) đã được ký kết