Một Số Giải Pháp Ngăn Chặn Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi
Theo Sở NN&PTNT, đến nay, tổng diện tích thả nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh trong tỉnh Bến Tre là 882ha, diện tích bị thiệt hại là 143ha. Tôm chết giai đoạn từ 30-35 ngày tuổi, do bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, tập trung tại các xã: Định Trung, Đại Hòa Lộc và các địa phương nuôi ngoài vùng qui hoạch, như: Thới Lai, Phú Vang, Lộc Thuận (Bình Đại).
Sở đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó thực hiện chủ trương tái kiểm 100% lượng giống tôm biển nhập tỉnh bằng phương pháp PCR đối với bệnh Taura, đốm trắng; kiểm tra nghiêm ngặt việc chấp hành các qui định về quản lý giống đối với các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh, giống nhập tỉnh; tăng cường kiểm ra, xử lý các cơ sở, công ty sản xuất kinh doanh thuốc thú y thủy sản, hóa chất ngoài danh mục; xây dựng vùng nuôi an toàn dịch bệnh; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của ban quản lý vùng nuôi tại các vùng nuôi tập trung; tập huấn kỹ thuật cho người nuôi ngoài vùng qui hoạch trong thời gian chờ rà soát, điều chỉnh qui hoạch nuôi tôm chân trắng phù hợp điều kiện thực tế từng địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Để vững vàng trong hội nhập, ngành chăn nuôi gia cầm định hướng bên cạnh nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường nội địa cần thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm gia cầm tiềm năng, điển hình là mặt hàng trứng vịt muối.
Xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản và nhiên liệu khoáng sản gặp nhiều khó khăn, lần lượt giảm 9,9% và 45,5% so với cùng kỳ.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ trở thành hình mẫu, quy chuẩn cho thương mại trong thế kỷ 21.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã khẳng định, xuất khẩu gạo từ quý IV này sẽ khả quan hơn và tăng trưởng ổn định hơn.
Nhu cầu giống cây trồng của nông dân ngày càng tăng. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng giống cũ từ 5 – 10 năm trước vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, giống kém chất lượng không qua quy trình chọn lọc được bày bán tràn lan khó phân biệt nên dễ bị thoái hóa.