Mía Khô Dài Cổ Chờ Nhà Máy
Tại huyện miền núi Sơn Hòa có hơn 11.800ha mía, do thời tiết nắng hạn kéo dài nên có hơn 70ha mía bị cháy và hơn 3.920ha mía khô héo.
Hiện nay trên địa bàn Phú Yên nắng hạn kéo dài, khiến mía khô lá nhanh dẫn đến cháy, thế nhưng nhà máy thu mua mía chỉ cấp lệnh cầm chừng. Những ngày này đi từ vùng mía xã Xuân Lãnh, Đa Lộc thuộc huyện Đồng Xuân xuống tận xã Xuân Lâm của TX Sông Cầu (Phú Yên), nhiều đám mía lá khô tận ngọn nhưng chưa thể thu hoạch được.
Ông Trần Trung Trinh, ở xã Xuân Lãnh cho biết: “Lẽ ra thời gian này mía thu hoạch rộ nhưng năm nay Nhà máy Đường Đồng Xuân (thuộc Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam) cấp lệnh ít quá nên thu hoạch cầm chừng. So với các năm trước, năm nay nắng hạn làm cho mía mau khô héo. Khu vực này không có nguồn nước tưới thì chỉ còn cách phó mặc chờ trời mưa”.
Niên vụ này, xã miền núi Xuân Lâm (TX Sông Cầu) trồng138 ha mía, sản lượng ước khoảng 4.000 tấn. Tuy nhiên thời gian gần đây mỗi ngày trên địa bàn xã chỉ vận chuyển 3 xe mía tương đương 36 tấn mía lên nhà máy.
Ông Bùi Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND xã Xuân Lâm cho hay: “Chúng tôi vừa có tờ trình yêu cầu Nhà máy Đường Đồng Xuân đẩy nhanh tiến độ thu mua mía trong vùng nguyên liệu bằng cách tăng cường cấp lệnh thu hoạch mía, vận chuyển từ 3 chuyến lên 10 chuyến, tương đương 120 tấn/ngày, vì hiện nay thời tiết nắng hạn lá mía khô nhanh”.
Tại huyện miền núi Sơn Hòa có hơn 11.800ha mía, do thời tiết nắng hạn kéo dài nên có hơn 70ha mía bị cháy và hơn 3.920ha mía khô héo. Ông Lê Đức Học ở thôn Kiến Thiết, xã Ea Chà Rang, cho biết: “Cây trồng chủ lực hiện nay của xã là mía, nhưng do nắng hạn kéo dài nên nhiều diện tích mía bị khô, cháy. Ruộng mía hơn 1ha của gia đình tôi đã đến kỳ thu hoạch nhưng bị cháy rụi. Năng suất giảm khoảng 1/3 và bị nhà máy trừ 20% tạp chất, gây thiệt lại lớn”.
Ông Thái Hồng Tân, Chủ tịch UBND xã Ea Chà Rang, cho biết: “Hiện có nhiều diện tích cây trồng trên địa bàn xã bị khô hạn, trong đó có 460ha mía. Từ tháng 12/2013 đến nay, trên địa bàn xã có hơn 40ha mía bị cháy. Nếu thời tiết tiếp tục khô hạn, nhà máy đường thu mua mía không kịp thì số diện tích mía bị cháy sẽ còn tiếp tục tăng”.
Nông dân ở nhiều vùng trồng mía Tây Hòa, Sông Hinh cũng khóc dở vì nắng hạn làm cho mía giảm năng suất, chất lượng. Ông Nguyễn Hột, ở xã Sơn Thành Tây (Tây Hòa) cho hay: “Nghe nói nhà máy mua trung bình 900.000 đ/tấn mía cây tại ruộng ở đâu không biết, chứ tôi ở đây bán tại ruộng cho đại lý chỉ 600.000 đ/tấn (chưa tính công bốc vác). Nguyên nhân là các đại lý cho rằng cây mía năm nay chữ đường đạt thấp".
Ông K.V.S.R Subbaiah, Tổng giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam:
"Thời gian qua giá đường trên thị trường luôn theo chiều hướng giảm sút. Dự kiến niên vụ 2013-2014, KCP ép 1.050 ngàn tấn mía cây, sản xuất 94.500 tấn đường. Trong khi hiện nay giá đường đang ở mức thấp, hầu hết các nhà máy đều lỗ.
Tuy nhiên, để hỗ trợ và xây dựng mối quan hệ lâu dài với bà con nông dân công ty cam kết mua toàn bộ sản lượng mía cây đã ký hợp đồng trong vùng nguyên liệu".
Có thể bạn quan tâm
Người dân thôn 5, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng đều biết ông Trương “trồng rừng” - người tiên phong khai phá hàng chục ha đất rừng trên đập Đồng Nghệ để trồng keo lá tràm và thu về bạc tỷ mỗi năm.
Vừa qua, Hợp tác xã Hòa Lộc, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang kết hợp với Công ty cổ phần Giám định và Khử trùng FCC trao giấy chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) cho sản phẩm xoài cát Hòa Lộc.
Năng động, biết tận dụng lợi thế đất đai để trồng rừng, chăn nuôi, nhiều ND ở huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên - Huế đã làm giàu trên chính quê hương của mình.
“Trước năm 2002, gia đình tôi thuộc diện khó khăn nhưng nhờ mạnh dạn đầu tư, dám nghĩ dám làm nên đến nay, gia đình tôi có thu nhập trên 400 triệu đồng/năm”.
Với mô hình chăn nuôi gà công nghiệp bán trứng, nuôi cá rô phi, cá tràu (cá quả) mỗi năm gia đình anh Lê Công Nhược (56 tuổi) có thu nhập vài trăm triệu đồng.