Làm Nông Nghiệp Thu 1 Tỷ Đồng/năm
Ở xã Thanh Hải (Lục Ngạn – Bắc Giang) ai cũng biết gia đình anh Đặng Văn Tiến, vợ là Nguyễn Thu Hà là đôi vợ chồng trẻ làm kinh tế giỏi. Chỉ tính nguồn thu từ cam đường Canh, bưởi Diễn và vải thiều, năm nay, gia đình anh Tiến đã được hơn 1 tỷ đồng…
Những ngày đầu năm mới 2011, chúng tôi đến thăm trang trại kinh tế của anh Đặng Văn Tiến (33 tuổi) ở thôn Đức Chính, xã Thanh Hải đúng lúc gia đình anh Tiến đang chốt giá, bán nốt mẻ cam đường Canh cuối cùng cho khách - 38 nghìn đồng/kg. Trong lúc pha chè, đợi cho chè ngấm, anh Tiến nhanh tay bóc những quả cam đường Canh đỏ rọi mời mọi người ăn thử, rồi nở nụ cười bầy tỏ: Cam đường Canh năm nay được mùa, được giá. Với 2.300 cây cho thu hoạch, gia đình tôi hái được hơn 20 tấn quả, tính trung bình 36 nghìn đồng/kg, được tổng cộng hơn 730 triệu đồng, trừ mọi chi phí còn lãi khoảng 600 triệu đồng…
Quả cam đường Canh có mã rất đẹp, ăn lại thơm và ngọt được nhiều người ưa chuộng, vì thế mà những năm gần đây luôn được giá cao. Đưa chúng tôi đi thăm trang trại rộng hơn 1,4 ha của gia đình mình, anh Tiến giới thiệu: Trang trại này được chia làm ba khu vực: khu vực 1 lớn nhất chủ yếu trồng cam đường Canh; khu vực 2 trồng 500 cây bưởi Diễn, năm nay cũng được khoảng 4.000 quả, được giá 20 nghìn đồng/quả; khu vực 3 nơi tăng gia sản xuất, có 7 sào ao nuôi cá và 700 con vịt siêu trứng, bình quân mỗi ngày thu được 600 trứng. Với mô hình này, gia đình tôi phải thuê từ 5 – 7 lao động làm việc thường xuyên, với mức thù lao 2 triệu đồng/người/tháng…
Thấy trong vườn nhà anh Tiến vẫn còn khoảng 30 cây cam đường Canh sai trĩu quả, tôi liền hỏi, số cam này sao ông không bán nốt đi?
Bán làm sao được, khách đã đặt tiền mua cả gốc rồi. Họ thấy cây đẹp nên đánh dấu mua về làm cảnh chơi trong dịp Tết Nguyên đán với giá từ 2 – 3 triệu đồng/cây đấy.
Quả thật những năm gần đây, phong trào chơi cây cam đường Canh cảnh trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc đã được nhiều người yêu thích. Tuy nhiêu so với cây quất cảnh thì giá cam đường Canh đẹp cao hơn nhiều. Có cây cam to, quả sai đẹp, giá bán lên đến 7 – 8 triệu đồng/cây. Vậy là chỉ với số cây cam Canh này, gia đình anh Tiến cũng kiếm thêm được trên 60 triệu đồng trong dịp Tết.
Đặng Văn Tiến vốn là thanh niên sinh ra và lớn lên ở ngay trên đất sản xuất vải thiều VietGAP nổi tiếng – thôn Hiệp Tân, xã Hồng Giang (Lục Ngạn). Là một thanh niên chịu khó và năng động nên ngoài việc tập trung chăm sóc 2 mẫu vải thiều tại gia đình, Tiến đã từng làm thêm nhiều nghề để nâng cao thu nhập. Trong đó, có nghề lái xe tải là anh gắn bó lâu nhất với tổng cộng đúng 10 năm.
Cũng chính nghề này đã giúp Đặng Văn Tiến mở rộng được mối quan hệ và có điều kiện được đi đến hầu hết các tỉnh thành ở miền Bắc. Năm 2007, khi đến các tỉnh Hưng Yên và Hà Tây (cũ), Tiến đã thấy các chủ vườn nơi đó sản xuất cam đường Canh rất hiệu quả, rồi trở về quê mình lại thấy anh Bùi Đức Long đã thực hiện mô hình này thành công. Nên đầu năm 2008, Đặng Văn Tiến đã quyết định bán xe ô tô đi, lấy tiền mua hơn 1,4 ha đất ở thôn Đức Chính – Thanh Hải.
Rồi thuê máy xúc về cải tạo lại vườn tạp, đầu tư thêm hàng trăm triệu đồng mua cam đường Canh từ vùng Hưng Yên về trồng. Sau hơn 3 năm, hai vợ chồng trẻ tần tảo lao động sớm hôm, đến nay trang trại kinh tế của Đặng Văn Tiến đã được xếp vào tốp đầu hiệu quả trong xã Thanh Hải. Ngoài nguồn thu nhập từ trang trại này, năm 2010, Tiến còn thu được gần 200 triệu đồng từ sản xuất 2 mẫu vải thiều tại vườn nhà ở Hiệp Tân. Như vậy tính tổng cộng các nguồn thu nhập trong năm nay, vợ chồng Đặng Văn Tiến – Nguyễn Thu Hà đã đạt được hơn 1 tỷ đồng.
Tâm sự với tôi, Đặng Văn Tiến cho mở lòng: Làm nghề lái xe cũng có cái hay nhưng nghề này tiềm ẩn nhiều rủi ro và rất khó có thể đạt được thu nhập 200 triệu đồng/năm, nhưng làm chủ vườn thì anh thấy đấy, không riêng gì vợ chồng tôi mà nhiều người đã có thu nhập khá ổn định hàng tỷ đồng/năm.
Không chỉ dừng lại ở quy mô trang trại kinh tế hiệu quả này, vừa qua, đôi vợ chồng trẻ Đặng Văn Tiến và Nguyễn Thu Hà đã đầu tư hơn 900 triệu đồng mua thêm 3,5 ha đất ở xã Kiên Thành (Lục Ngạn) tiếp tục cải tạo thành trang trại, và đã mua thêm hàng trăm cây giống cam đường Canh, nhãn muộn, rồi thuê nhân lực về trồng.
Có thể bạn quan tâm
Trong khi đó, giá mua tại vườn chỉ dao động ở mức 3.000-5.000 đồng một kg. Tuy nhiên, dù đang vào vụ thu hoạch rộ, nhưng tình hình thu mua của các thương lái khá chậm. Ông Hoàng, có vườn trồng hồng khoảng 1ha ở Đức Trọng cho biết dù đã kêu mấy ngày nay, người mua vẫn không đến lấy hàng.
Trong khi đó, các yếu tố con giống, thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến môi trường nuôi luôn biến động; các công trình hạ tầng phục vụ NTCN hiện đang thiếu và yếu, nhất là điện… thì người NTCN nuôi ở mật độ dày (80 - 200 con/mét vuông) khó có thể đạt được hiệu quả như mong đợi.
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Đăk Nông xuất hiện nhiều gương nông dân đi đầu trong việc nuôi thâm canh cá thịt cung cấp cho thị trường nội địa và thị trường trong tỉnh, nhằm phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, họ chính là nhân tố tích cực góp phần thúc đẩy nghề nuôi thủy sản của tỉnh phát triển.
Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (Bộ NN-PTNN) về tiến độ xây dựng Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam bộ tại thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu).
Thiết bị câu sản xuất trong tỉnh có giá thành thấp hơn nhiều so với thiết bị nhập khẩu của Nhật Bản. Sản xuất thiết bị câu cá ngừ đại dương là nội dung bổ sung của đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương bằng câu tay, kết hợp ánh sáng” do Chi cục thực hiện từ tháng 1/2013- 10/2014.