Thành Phố Cà Mau Hội Thảo Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học
Ngày 31/7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyên ngư tỉnh kết hợp với Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau tổ chức hội thảo mô hình nuôi vịt thịt an toàn sinh học.
Ấp 6 và ấp Tân Thuộc, xã An Xuyên được chọn làm điểm chỉ đạo thực hiện mô hình nuôi vịt thịt an toàn sinh học. Tại đây có 17 hộ dân được trợ giúp 3.500 con vịt giống sạch bệnh, cùng với hỗ trợ 30% thức ăn, thuốc sát trùng và tập huấn chuyển giao kỹ thuật: Nuôi úm, cách cho ăn, uống và thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh, sát trùng chuồng trại định kỳ... Qua gần 2 tháng thả nuôi, vịt đạt trọng lượng bình quân 3,1 kg/con, tỷ lệ nuôi sống toàn đàn trên 95%, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,8 kg, trừ chi phí mỗi con lãi trên 23.600 đồng.
Các đại biểu đã trao đổi và nhất trí đánh giá mô hình nuôi vịt thịt an toàn sinh học đạt hiệu quả kinh tế cao, thích nghi với điều kiện thời tiết của địa phương, cho ra sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Mô hình đã làm thay đổi dần từ hình thức nuôi vịt thả lan chạy đồng dễ lây lan dịch bện sang chăn nuôi tập trung, quản lý được dịch bệnh. Đây sẽ là cơ sở để thành phố Cà Mau nhân rộng trong thời gian tới nhằm góp phần phát triển chăn nuôi bền vững, nhất là trong lúc bệnh cúm gia cầm (H5N1) đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Nói về hiệu quả kinh tế của cây măng tre Bát Độ, anh Khúc Khắc Hiệp, thôn Tam Hiệp, xã An Lập, huyện Sơn Động (Bắc Giang) cho biết: “Năm ngoái, với hai ha tre Bát Độ, tôi thu hoạch gần 40 tấn măng. Giá bình quân 7 nghìn đồng/kg, trừ chi phí còn hơn 200 triệu đồng".
Ngày 19.5, tại xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định), Sở NN&PTNT phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ tổ chức hội nghị đầu bờ tham quan mô hình thâm canh cây điều, cây xoài và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về tưới tiết kiệm, nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả các loại cây trồng.
Nhóm nghiên cứu thuộc Tổng cục Thủy sản vừa đề xuất nâng hàm lượng nước trong sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh xuất khẩu lên mức tối đa là 84,1%, thay vì 83% như đã quy định trước đó tại nghị định cá tra.
Theo thống kê, từ năm 2014 đến nay, hơn 1.800 ha cao su đã bị chặt hạ. Riêng huyện Bù Đốp đã có tới gần 400 ha cao su bị chặt phá để thay thế bằng cây tiêu và điều.
Những ngày qua, giá hành tím tại thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) bắt đầu tăng trở lại hơn gấp 5 lần so với trước khi “giải cứu”. Đã xuất hiện tình trạng găm hàng chờ giá cao.