Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Long Việt Nam Nên Tham Khảo Kiwi New Zealand

Thanh Long Việt Nam Nên Tham Khảo Kiwi New Zealand
Ngày đăng: 09/09/2014

So sánh kinh nghiệm thành công của kiwi của NewZeland với việc trồng thanh long ở Bình Thuận cho thấy chúng ta có đủ các điều kiện để tạo giá trị xuất khẩu cao cho loại trái cây đặc biệt này.

Bình Thuận là địa phương sản xuất thanh long lớn nhất cả nước. Diện tích trồng cây thanh long vào khoảng 13.404 ha, chiếm 80% sản lượng thanh long của Việt Nam.

Tuy nhiên, trong nhiều năm, việc sản xuất, kinh doanh trái thanh long vẫn diễn ra tự phát, không hình thành được thương hiệu và tiêu chuẩn chung.

Để sản xuất, kinh doanh quy mô lớn như trái thanh long ở Bình thuận, cần thiết phải có công ty đầu mối để hình thành chuỗi giá trị-cung ứng. Điều này mới cho phép việc kinh doanh bền vững và có hiệu quả cho người sản xuất.

Một mô hình mà chúng ta có thể tham khảo là cách New Zealand đưa trái kiwi lên vị trí số 1 thế giới.

Hơn 3.000 nông trại trồng kiwi ở nước này đã được tập hợp lại để hình thành chuỗi giá trị-cung ứng với chất lượng cao dưới sự điều phối của Công ty TNHH Quốc tế Zespri, từ cuối thập niên 1990. Với sự phân công, liên kết chặt chẽ từ khâu giống, trồng trọt, thu hoạch và phân phối, sau hơn 10 năm xây dựng thương hiệu, New Zealand trở thành nước xuất khẩu kiwi uy tín nhất thế giới.

Thành công của New Zealand là minh chứng điển hình cho xu hướng lựa chọn chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao và bền vững ở các quốc gia phát triển. Ở đó, mỗi loại mặt hàng nông sản đều được xây dựng một chuỗi giá trị thích hợp nhằm gia tăng năng suất đồng thời kiểm soát và đi đến việc tối thiểu hóa các chi phí trong chuỗi giá trị-cung ứng.

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang chuyển hướng qua ngành nông nghiệp. Điều này là hướng đi đúng vì ngành nông nghiệp nước ta còn rất yếu kém, dù Việt Nam được xem là quốc gia nông nghiệp với nhiều lợi thế, thí dụ như trái thanh long ở Bình Thuận, hay cá Basa ở các tỉnh ĐBSCL.

Tuy nhiên, nếu cứ để các nông dân tự phát trồng và tiêu thụ thì trái thanh long nói riêng và nông sản Việt Nam nói chung sẽ không có hiệu quả cao và bền vững, người nông dân luôn đối dầu với rủi ro thị trường cũng như giá trị thu lại thấp.

Việc hình thành chuỗi giá trị - cung ứng để gia tăng hiệu quả nông nghiệp là hướng đi đúng. Đó vừa là thách thức, vừa là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, và đó cũng là một hướng đi đúng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Bồ Câu Pháp Lãi Hàng Chục Triệu Đồng Nuôi Bồ Câu Pháp Lãi Hàng Chục Triệu Đồng

Anh Võ Văn Bé là một trong những hộ đầu tiên ở ấp Ninh Lợi (xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân - Bạc Liêu) đưa giống chim bồ câu Pháp về nuôi. Hiện anh nuôi trên 120 cặp chim.

02/04/2013
Hợp Tác Xã Đồng Tâm Thiệt Hại Nặng Vì Nghêu Chết Ở Bến Tre Hợp Tác Xã Đồng Tâm Thiệt Hại Nặng Vì Nghêu Chết Ở Bến Tre

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, hiện tượng nghêu chết đồng loạt thời gian qua nay đã giảm đáng kể, chỉ còn xảy ra rải rác ở một vài hợp tác xã (HTX), chiếm tỷ lệ chỉ từ 3 - 4%. Tổng diện tích thiệt hại tại các HTX đến nay khoảng 290 ha, sản lượng thiệt hại 275 tấn, chủ yếu là nghêu thịt kích cỡ từ 30 - 90 con/kg.

04/04/2013
Nuôi Cá Sấu Nuôi Cá Sấu

Chỉ mới bắt đầu nhen nhóm từ đầu năm 2010, nhưng mô hình nuôi cá sấu thịt đã giúp nhiều người dân xã Phú Điền, huyện Tân Phú (Long An) đổi đời…

05/04/2013
Ứng Dụng Thành Công Công Nghệ Sản Xuất Giống Lươn Đồng Ứng Dụng Thành Công Công Nghệ Sản Xuất Giống Lươn Đồng

Nghề nuôi lươn đã phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước nhưng các hộ nuôi ở An Giang cũng như miền Tây vẫn phải sử dụng con giống khai thác ngoài tự nhiên để nuôi. Từ tận dụng đất quanh nhà ở nông thôn mà nhiều hộ vốn dĩ rất nghèo cũng đã vươn lên làm giàu và những người có mức sống trung bình lại có thêm thu nhập. Điệp khúc “thả lươn vào nuôi là chết” đeo đẳng những hộ nuôi lươn khiến cho nhiều người bỏ cuộc...

10/04/2013
Cây Xóa Nghèo Của Nông Dân Vùng Ðồng Tháp Mười Cây Xóa Nghèo Của Nông Dân Vùng Ðồng Tháp Mười

Gần 20 năm trước, vùng Ðồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước, Tiền Giang vốn nổi tiếng là vùng đất "khỉ ho, cò gáy" thiếu vắng bóng người, nơi hoang tàn dành cho cỏ năn, cỏ lác. Thế nhưng, từ khi cây khóm (dứa) xuất hiện và mở rộng diện tích đã làm thay đổi diện mạo vùng đất này, giúp đời sống người dân cải thiện, nhiều hộ vươn lên làm giàu nhanh chóng.

10/08/2012
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.