Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Long Ruột Đỏ Sống Khỏe Ở Vùng Bảy Núi

Thanh Long Ruột Đỏ Sống Khỏe Ở Vùng Bảy Núi
Ngày đăng: 11/11/2014

Ông Hồ Văn Ri- Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Pô Thi, xã An Cư, huyện Tịnh Biên (An Giang) là người đầu tiên trong vùng đưa cây thanh long ruột đỏ lên vùng đất Bảy Núi.

Khi thành công, ông ra sức hỗ trợ, hướng dẫn bà con nông dân trong vùng kỹ thuật nhân giống và trồng thanh long ruột đỏ…

Ông Hồ Văn Ri mạnh dạn cải tạo khu vườn tạp của gia đình để trồng thử nghiệm cây thanh long từ cách đây 4 năm. “Giá trị 1 công đất trồng thanh long ruột đỏ của gia đình tui đạt 16 triệu đồng/năm, chưa kể phần bán cây giống…” – ông Ri phấn khởi cho biết.

Vốn ít, đất cũng không rộng nên ông Ri thực hiện phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, tức là tự tuyển chọn cây giống, nhân giống để bán và một phần để lại trồng trên diện tích vườn nhà.

“Đến nay, trong 10 công đất (10.000m2) của gia đình tôi thì cây thanh long chiếm 1/3 diện tích; hai phần ba còn lại là nhiều loại cây ăn trái khác. Nguồn thu nhập chính của vườn vẫn là thanh long…” – ông Ri thổ lộ.

Ông Tạ Văn Cát - Chủ tịch Hội Nông dân xã An Cư (Tịnh Biên) cho biết, đây là lần đầu tiên khu vực đất pha cát ở An Cư trồng thành công cây thanh long ruột đỏ. Hiện, nhiều hộ trong xã đang làm theo mô hình của ông Ri. Nhờ vậy mà diện tích trồng thanh long của xã trước đó chỉ vài ba công nay đã tăng lên vài chục công và vẫn đang tiếp tục mở rộng. Có được điều này một phần nhờ ông Ri nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn kỹ thuật cho bà con….

“Cây thanh long này là giống mới và loại ruột đỏ chiếm đa số. Bà con trong vùng Bảy Núi này ai biết được cũng đến hỏi mua giống, mỗi người mua một ít về trồng thử. Thấy người ta mua giống và trồng được, tôi cũng ham lắm. Bà con nhờ hướng dẫn kỹ thuật, tôi chẳng nề hà… ” – ông Ri hồ hởi khoe.

Ông phân tích: “Thanh long ruột đỏ mỗi năm cho thu hoạch 8 đợt, năm đầu tiên mỗi đợt bán trái được cỡ 2 triệu đồng/công (1.000m2), xem như bằng chi phí đầu tư ban đầu. Từ năm thứ 2, năng suất sẽ cao lên hơn, thu nhập cứ thế tăng lên”.

Nguồn bài viết: http://danviet.vn/chan-dung-nha-nong/thanh-long-ruot-do-song-khoe-o-vung-bay-nui-500010.html


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Chăn Nuôi Dê Phát Triển Chăn Nuôi Dê

Cùng với con trâu, con bò và gắn với đồng ruộng, những năm gần đây xã Hòa Mục (Chợ Mới - Bắc Kạn) đã có sự đổi thay rõ rệt trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát huy thế mạnh đồi rừng, cuộc sống của bà con đã có sự chuyển biến rõ rệt.

28/10/2013
Vùng Nuôi Tôm Thắng Hải Đang “Kêu Cứu” Ở Bình Thuận Vùng Nuôi Tôm Thắng Hải Đang “Kêu Cứu” Ở Bình Thuận

Hàng chục hộ dân của hai thôn Bàu Giêng và Thắng Hải, xã Thắng Hải (Hàm Tân - Bình Thuận) đang gửi đơn kêu cứu, vì không thể chịu đựng được tình trạng ô nhiễm môi trường do nuôi tôm công nghiệp. Với mức độ xả nước thải dày đặc từ những hồ nuôi tôm thẻ chân trắng có diện tích rộng từ 2.000 - 3.000 m2 nơi đây, nếu không có giải pháp xử lý, khả năng sẽ ngày càng ô nhiễm nặng đến nguồn nước sinh hoạt.

05/04/2013
Vào Vụ Cá Nam Ở Quảng Nam Vào Vụ Cá Nam Ở Quảng Nam

Những ngày qua, ngư dân tại các vùng biển đồng loạt bước vào vụ sản xuất chính trong năm. Ngành chức năng Quảng Nam cũng đã đề ra nhiều giải pháp để đồng hành với các chuyến xa khơi của ngư dân.

06/04/2013
Nuôi Ong Lấy Mật - Cải Thiện Kinh Tế Hộ Gia Đình Nuôi Ong Lấy Mật - Cải Thiện Kinh Tế Hộ Gia Đình

Mấy năm nay, những lúc nông nhàn, ông Ngô Quang Thạo, ở xã Minh Tân (huyện Kiến Thụy - Hải Phòng) có thêm nghề quay mật cho những hộ nuôi ong trong vùng. Cứ đến mùa thu hoạch, ông Thạo lại đạp xe rong ruổi khắp làng trên xóm dưới quay mật giúp mọi người. Ông ít khi lấy tiền công quay mật nên mọi người thường cảm ơn bằng cách gửi biếu con gà, đôi vịt, lít mật ong...

29/10/2013
Mô Hình Nuôi Cút Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Khá Mô Hình Nuôi Cút Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Khá

Anh Phan Thanh Nhã, ấp 4, xã Trung An, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) bắt đầu việc nuôi cút từ năm 2001, lúc đầu gia đình anh nuôi khoảng 4.000 con cút giống, sau 3 tuần đàn cút bắt đầu đẻ trứng. Thời gian đầu cút thường xuyên bị chết do mắc một số bệnh thông thường. Thế nhưng anh không nản chí mà tiếp tục học hỏi kinh nghiệm từ những hộ nuôi cút khác, từ đó anh có biện pháp phòng ngừa bệnh kịp thời nên về sau đàn cút luôn khỏe mạnh và cho trứng khá đều.

06/04/2013