Thanh Long Ruột Đỏ Bén Rễ Trên Đất Thủ Đô
Từ một hộ trồng thanh long ruột đỏ (TLRĐ), đến nay Hà Nội đã có hàng chục hộ trồng, với diện tích hơn 30ha, thu nhập đạt gần 200 triệu đồng/ha/năm. Cây TLRĐ đã và đang dần khẳng định thế đứng trên đất Thủ đô.
Cây mới trồng trên vùng đất khó
Năm 2001, ông Đỗ Xuân Nhung ở xã Kim Quan (Thạch Thất, Hà Nội) thầu 11ha đất ở khu Gò De để làm trang trại. Thế đất cao, thoáng, nhưng là vùng đất cằn cỗi, do đó ông liên tục thất bại với nhiều loại cây ăn quả khác nhau như bưởi Diễn, cam sành...
Tìm hiểu qua sách báo, tài liệu, ông thấy cây TLRĐ đang được trồng đại trà ở vùng đất Bình Thuận khá phù hợp với vùng đất của ông. Từ 100 gốc, ông Nhung cắt cành giâm vào cát (TLRĐ rất nhanh ra rễ, dễ trồng) và nhân ra trên diện tích hơn 3ha, với hơn 3.000 gốc (1 ha trồng khoảng 1.200 cây), hiện hơn 2.000 gốc đang cho thu hoạch. Ông Nhung cho biết: “Đây là giống TLRĐ của Đài Loan, ưu điểm của loại này là quả chín có màu đỏ tươi, ruột đỏ hồng trông rất đẹp, quả to và sai hơn thanh long ruột trắng. Đặc biệt, quả có mùi vị rất thơm, ngon, giá trị dinh dưỡng hơn hẳn thanh long ruột trắng (chiếm 16 - 18% hàm lượng đường).
Từ sự thành công của ông Nhung, một số hộ dân ở huyện Thạch Thất đã đến mua giống và nhân rộng mô hình. Năm 2005, anh Hoàng Văn Hạp (thôn Đồi Sen, xã Yên Bình) đã mua 100 gốc TLRĐ giống của ông Nhung về trồng, nhưng khi đó TLRĐ vẫn là thứ cây lạ lẫm ở miền Bắc, vì không chú tâm chăm sóc, cây ra ít quả, quả nhỏ nên anh chán và bỏ hoang. “Được ông Nhung tư vấn kỹ thuật, tôi mạnh dạn đầu tư 1.000 gốc, trung bình đạt 15 tấn/ha. Với giá hiện nay khoảng 25.000 - 33.000 đồng/kg, trừ chi phí năm ngoái tôi lãi gần 200 triệu đồng” - anh Hạp cho hay.
Dễ trồng, hiệu quả
Theo ông Nhung, trồng TLRĐ rất dễ, chỉ cần đầu tư giống ban đầu, sau đó có thể cắt cành bố mẹ giâm làm giống. Cọc để thanh long leo làm bằng bê tông, hình vuông 12x12cm, cao khoảng 2,5m, mỗi cây cách nhau từ 2,5 - 3m, cọc phải chôn sâu chắc chắn phòng gió bão cây không bị đổ.
Ông Nguyễn Văn Hà - Trưởng phòng Trồng Trọt, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho biết, năm 2007, trung tâm đã xây dựng mô hình trồng TLRĐ Đài Loan trên vùng đồi gò, bán sơn địa ở các huyện Thạch Thất, Chương Mỹ, Mỹ Đức và Ba Vì với quy mô 5,5ha. “Năm 2009, khi thanh long cho thu hoạch, chúng tôi đã đánh giá, giá trị của cây TLRĐ cao gấp 2 - 3 lần cây sắn trước đây bà con trồng” - ông Hà thông tin.
Từ năm 2010 đến nay, với những thế mạnh của cây TLRĐ, Sở NNPTNT Hà Nội đã yêu cầu Trung tâm Khuyến nông xây dựng mô hình trồng TLRĐ theo quy trình GAP trên diện tích 20ha, tại xã Cẩm Lĩnh (Ba Vì). Đồng thời thay giống cũ bằng giống Long Định I, do Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam lai tạo. Đây là giống có nhiều ưu điểm hơn giống Thanh long ruột đỏ Đài Loan như quả to, ít hạt, sai quả, ít sâu bệnh...
Vụ thanh long vừa qua, ông Nhung thu hơn 20 tấn quả, trừ chi phí lãi hơn 400 triệu đồng. Không chỉ vậy, ông còn giâm hàng chục nghìn cây giống bán cho các hộ dân khắp nơi với giá 6.000 đồng/cây, thu về hơn 100 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Từ 1/1 đến 27/8/2015, Việt Nam đã xuất khẩu được 3,626 triệu tấn gạo, giảm 15% so với 4,26 triệu tấn trong 8 tháng đầu năm 2014, theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).
Hôm nay (10/09), giá cà phê tại thị trường Việt Nam và thế giới đều tiếp tục tăng nhẹ. Trong phiên giao dịch đêm hôm qua, giá cà phê robusta trên sàn Liffe kỳ hạn 09/15 tăng 9 USD/tấn hay +0,57% lên mức 1.595 USD/tấn, các kỳ hạn khác cũng tăng từ 11 - 12 USD/tấn. Giá cà phê arabica trên sàn ICE kỳ hạn 09/15 tăng 0,10 cent/lb hay +0,08% lên mức 117,80 cent/lb, các kỳ hạn khác cũng tăng 0,10 cent/lb. Sáng nay, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên tiếp tục tăng thêm 200 ngàn đồng/tấn lên mức 35,2 - 35,8 triệu đồng/ tấn.
Cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện nhiều mẫu chất tạo nạc trong heo ở nhiều trang trại và chuyển hồ sơ sang cơ quan công an điều tra làm rõ.
Trong những yếu tố đang khiến cho ngành chăn nuôi nước ta kém sức cạnh tranh, thức ăn chăn nuôi đóng góp một phần không nhỏ.
Ông Lương Quang Tuần - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Giống bò thịt, sữa Yên Phú - tâm sự từng đi Úc, Nhật, Indonesia và nhận thấy cách tốt nhất tạo giống bò là nên cho chọn lọc tự nhiên, tức là để chúng tự phối.