Sử Dụng Thành Công Phân Pomior Trên Cây Chè

Thời gian qua, trạm Khuyến nông huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đã triển khai áp dụng mô hình sử dụng phân Pomior trên cây chè tại xã Hương Xạ. Sau một thời gian thử nghiệm, kết quả cho thấy loại phân này phù hợp với cây chè trên đất núi trung du và mang lại hiệu quả cao.
Mô hình được triển khai thử nghiệm phun Pomior trên 3 ha chè lai LDP1 tại khu 5 Hương Xạ. Nương chè được thiết kế đường canh tác, có hệ thống bể chứa nước sử dụng để phun thuốc, chống hạn. Pomior được phun lên tán chè sau khi thu hoạch lứa chè xuân, lúc búp mới nảy mầm theo quy trình kỹ thuật 50ml/bình 16 lít, 4 bình/1.000m2 cho mỗi lần phun.
Sau khi so sánh với lô chè đối chứng, kết quả cho thấy, cây chè sử dụng phân Pomior sinh trưởng nhanh, nhiều búp, búp to, lá dày màu xanh bóng; búp chè vươn dài, tỷ lệ búp mù xòe thấp, năng suất tăng 21%. Căn cứ chu kỳ sinh trưởng, ước năng suất chè cả năm là 16,5 tấn/ha, cao hơn lô chè đối chứng 3 tấn/ha.
Việc phun thuốc bảo vệ thực vật song song với Pomior cũng khống chế được sâu bệnh và tiết kiệm ngày công lao động. Hạch toán kinh tế qua 4 lứa hái (tính cho 1ha), trừ chi phí, lô chè sử dụng Pomior thu lãi cao hơn lô chè đối chứng gần 6,2 triệu/ha.
Từ hiệu quả của mô hình này, huyện Hạ Hòa dự kiến sẽ tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn nông dân ứng dụng phân Pomior trong thâm canh cây chè nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP)", do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ, tỉnh Tiền Giang đầu tư hơn 3,7 tỉ đồng để hỗ trợ các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thay thế các giống cây ăn quả cũ, già cỗi bằng các giống cây ăn quả chất lượng, nhằm tạo sản phẩm nông sản an toàn phục vụ nhu xuất khẩu.

Cứ nhắc đến con tôm sú, nhiều người nuôi tôm ở xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong) vẫn còn hãi hùng khi bao nhiêu vốn liếng cứ đội nón ra đi. Người vỡ nợ không phải là ít khi dịch bệnh trên tôm sú cứ xảy ra liên miên. Khi TTCT xuất hiện ở tỉnh Bình Thuận vào năm 2005, dân nuôi tôm như bắt được phao sau một thời gian dài "thoi thóp"

Cục Chăn nuôi kiến nghị, cần có hỗ trợ để khôi phục cho những người chăn nuôi như không cắt điện khu vực chăn nuôi trang trại tập trung, hỗ trợ tín dụng để duy trì đàn...

Thời gian qua, trên một số trang báo điện tử đưa tin Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện “Trifluralin trong cá điêu hồng” tại chợ đầu mối Bình Điền trước và sau Tết Nguyên Đán 2012... gây ra dư luận hoang mang cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh cá.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Giang, toàn tỉnh hiện có gần 800 ha vải bị bọ xít gây hại (mật độ bình quân 2 - 3 con/cành, chỗ cao 7 con/cành).