3 Tỉnh Dùng Máy Bẫy Đèn Theo Dõi Dịch Hại Trên Lúa
Cùng với Quảng Nam và Nghệ An, Nam Định là một trong ba tỉnh đầu tiên cả nước vừa đưa vào sử dụng máy bẫy đèn, hoạt động hoàn toàn tự động nhằm theo dõi dịch hại di cư trên lúa, thay thế việc điều tra đồng ruộng theo phương pháp thủ công.
Máy do Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam bàn giao cho Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Nam Định, đặt tại xã Hải Lộc, huyện Hải Hậu.
Ông Vũ Minh Ngọc, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Hải Hậu là người trực tiếp được giao quản lý và vận hành máy bẫy đèn, cho biết máy nặng khoảng 300kg và có giá thành khoảng 100 triệu đồng. Máy hoạt động bằng điện lưới, gồm ba phần chính là đèn hút côn trùng, hệ thống sấy tự động và phần bán dẫn điện tử.
Thời gian khi trời tối (khoảng từ 18 giờ) máy sẽ tự động bật đèn hút côn trùng và đến 5 giờ sáng hôm sau tự ngắt. Côn trùng bị hút vào đèn sẽ rơi xuống phễu hứng dưới thân máy đèn. Tại đây côn trùng sẽ được sấy khô thông qua hệ thống sấy bằng nhiệt nóng với bốn mức nhiệt 15-20 độ C; 25-35 độ C; 45-55 độ C và 60-70 độ C.
Máy bẫy đèn có tất cả 8 túi đựng côn trùng được đánh số, mỗi ngày côn trùng được sấy khô theo sẽ rơi vào một túi vải riêng. Sau 8 ngày cán bộ kỹ thuật sẽ lấy côn trùng ra phân lập rày lưng trắng, rày nâu nhỏ, bướm cuốn lá, bướm đục thân hay bướm cắn ré.
Mẫu khô được lấy về ngâm cồn rồi chuyển thẳng lên Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Nam Định để xét nghiệm xem âm tính hay dương tính với dịch hại. Máy đã giúp dự báo chuẩn mức độ sâu bệnh gây hại trên lúa so với bẫy đèn thủ công thông thường, từ đó khuyến cáo người nông dân phòng ngừa đúng cách, tránh lãng phí và hạn chế ô nhiễm môi trường./.
Có thể bạn quan tâm
Chuyến vươn khơi bám biển đầu năm, ngư dân Hải Phòng trúng “lộc” biển, cá tôm được giá. Dù vậy, không ít chủ tàu thuyền đau đầu vì tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề, kinh nghiệm khai thác tài nguyên biển.
Mô hình ương cá trê giống của gia đình ông Dương Văn Liền, thôn Rừng Trong, xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang) đã mang lại thu nhập cao. Đây là một trong những nông dân điển hình biết ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào phát triển kinh tế.
Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết, tuần qua có thêm hàng chục ha tôm bị thiệt hại, nâng tổng diện thiệt hại lên hơn 2.000 ha.
Cá tra được xem là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế sản phẩm cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới được quan tâm đặc biệt trong những năm gần đây. Với Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29-4-2014 của Chính phủ Về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra (Nghị định 36), cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến phải được nuôi từ cơ sở nuôi cá tra thương phẩm đáp ứng theo các điều kiện quy định.
Nhóm nghiên cứu Đặng Quốc Cường, Công ty cổ phần BVTV Delta, Cần Thơ; Trương Thị Nga, khoa môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Trường đại học Cần Thơ và Trần Thị Diễm Phúc, Công ty xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Cần Thơ đã nghiên cứu “Hiệu quả sử dụng đất ngập nước trồng lúa để xử lý nước ô nhiễm của ao ươm cá tra”, với mục đích tận dụng lại nguồn dưỡng chất có trong nước thải ao ươm cá tra giống cung cấp cho quá trình phát triển của cây lúa, góp phần hạn chế ô nhiễm nước mặt từ quá trình ươm cá tra giống.