Tập Huấn Kỹ Thuật Ương Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Nhà Trước Khi Nuôi Thương Phẩm

Ngày 22.5, Trung tâm Giống thủy sản Bình Định phối hợp với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (chi nhánh Bình Định) đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật ương nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà trước khi nuôi thương phẩm (còn gọi là kỹ thuật ương nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà) cho đông đảo bà con tại xã Mỹ Thắng (Phù Mỹ).
Mô hình ương nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà tại hộ gia đình ông Huỳnh Văn Quang (thôn Tám Đông, xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ), bà con được cán bộ kỹ thuật của 2 đơn vị trên hướng dẫn kỹ thuật trong xây dựng hệ thống ương, chuẩn bị ao ương; phương pháp lấy nước và xử lý; tiêu chuẩn chọn giống và cách thả giống; kỹ thuật nuôi, phòng trị bệnh, phương pháp xử lý môi trường trước khi chuyển sang nuôi thương phẩm.
Theo ông Phan Thanh Việt, Phó Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản Bình Định, nuôi tôm theo kỹ thuật ương nuôi trong nhà, mặc dù chi phí đầu tư ban đầu tốn kém, nhưng lợi thì lớn hơn rất nhiều.
Thứ nhất là các khâu quản lý, chăm sóc, theo dõi sức khoẻ tôm giống và chi phí thuốc, hoá chất, thức ăn giai đoạn này tốn kém ít, do chủ động kiểm soát được môi trường, nguồn nước và nhiệt độ của ao. Thứ hai là đối với tôm thẻ chân trắng nuôi công nghiệp, từ 20 - 25 ngày tuổi là giai đoạn dễ sinh dịch bệnh và hao hụt nhiều nhất.
Nếu chăm sóc tốt, xử lý đúng quy trình và tôm vượt qua được giai đoạn này thì khả năng thắng lợi rất cao, vì khi thả ra ao lớn tôm đã đủ sức khoẻ. Mặt khác, tôm đủ lớn nên khâu kiểm soát thức ăn được chính xác và chặt chẽ hơn, ngược lại, nếu thấy chất lượng tôm giống phát triển không tốt hoặc bị bệnh thì người nuôi có thể huỷ bỏ tại ao trong nhà.
Vì vậy, chi phí không nhiều, đặc biệt là không ảnh hưởng đến môi trường của ao nuôi và các khu vực xung quanh. Qua đó, tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi và hướng tới một nền sản xuất tôm nuôi bền vững”.
Có thể bạn quan tâm

Các huyện vùng Đông và Nam tỉnh Gia Lai đang vào đầu mùa mưa, bà con nông dân đang tập trung trồng mì. Các thương lái đưa xe ô tô đến vùng này để thu gom hom mì giống nhằm đầu cơ, kiếm lãi lớn. Do đó xảy ra tình trạng khan hiếm hom mì giống, giá hom mì vì thế cũng bị đẩy lên cao bất thường.

Thời gian gần đây, hàng chục hộ dân ở thôn 11, xã Ea Tiêu (huyện Cư Kuin - Dak Lak) “đứng ngồi không yên” khi vườn tiêu 3-4 năm tuổi đang bước vào thời kỳ kinh doanh bị kẻ gian cắt trộm dây về làm giống, gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Không chỉ giá bán tăng, người nuôi bắt đầu có lãi mà xuất khẩu cá tra cũng đang có dấu hiệu khởi sắc khi phục hồi tại thị trường Mỹ

Thời gian qua, một số nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đã trồng thí điểm thành công cây mắc-ca, một loại cây trồng có giá trị kinh tế rất cao, xuất xứ từ nước Úc.

Hiện tại, hơn 4 ngàn ha lúa vụ đông – xuân của huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) vàng ươm một màu. Với năng suất bình quân toàn huyện đạt 63 tạ/ha, có nơi đạt đến 72 tạ/ha, có thể nói, đây là vụ mùa bội thu nhất từ trước đến nay.