Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh long Mai gia

Thanh long Mai gia
Ngày đăng: 02/11/2015

Nhiều người cho rằng “có khùng mới làm việc đó”, song hiệu quả lại khá bất ngờ. Đây cũng là giải pháp anh tham gia Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Cà Mau năm nay.

Từ đầu tháng 6 âm lịch đến nay, gia đình anh Phương tất bật hơn bởi việc thu hoạch thanh long, dán nhãn, đóng thùng và xuất bán ra thị trường.

Gia đình anh Phương có 1ha đất sản xuất, nhưng nhiều năm liền sản xuất không hiệu quả, kinh tế khó khăn và thuộc diện nghèo năm 2009.

Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng nơi đây, năm 2010 anh Phương chọn và trồng thử nghiệm 100 gốc thanh long ruột trắng.

Giống thanh long ruột trắng khi ấy gần như nông dân không còn thiết tha, bởi đầu ra bấp bênh, hiệu quả kinh tế không cao.

Tuy vậy, anh Phương có cách trồng mới.

Ít vốn đầu tư, nên anh Phương có ý tưởng tận dụng thân cây mắm, cây đước đang phát triển trên bờ vuông làm trụ đỡ cho thanh long, thay vì phải đổ trụ xi-măng tốm kém chi phí.

Sau 2 năm trồng, thấy hiệu quả mang lại khá bất ngờ, anh Phương trồng thêm và đến nay đã có 300 gốc đang cho trái, 400 gốc đang phát triển.

Anh còn trồng thử 10 gốc thanh long dưới trảng vuông tôm, thủy triều lên xuống hằng ngày, trụ là thân cây mắm mọc sẵn, phương pháp trồng mới này vẫn cho kết quả giống như trồng trên bờ vuông.

Anh Phương nhận định: “So với phương pháp trồng thanh long bằng trụ xi-măng, chi phí trồng thanh long trên bờ vuông giảm khoảng 5 lần.

Chúng thích nghi được ở vùng đất mặn nên có thể trồng được ở vùng đất bãi bồi ven biển, rừng phòng hộ ven biển, trảng vuông tôm… từ đó sẽ góp phần mang lại thu nhập đáng kể cho người dân, nhất là hộ nghèo, di cư”.

Nhờ mô hình trồng thanh long mà gia đình anh Phương thoát nghèo bền vững từ hơn 2 năm qua, với thu nhập khoảng 60 triệu đồng/năm.

Chuyện lạ là vài năm gần đây giá thanh long trên thị trường “rẻ bèo”, nhất là vào mùa thanh long chín rộ, giá chỉ khoảng 3.000 - 5.000 đồng/kg thì thanh long của anh Phương lại bán với giá tương đối cao 15.000 đồng/kg, cố định từ đầu mùa đến nay.

Thanh long bám thân cây mắm, cây đước và cho trái tương đương với phương pháp trồng thanh long bằng trụ xi-măng.

Nói về vấn đề đầu ra cho sản phẩm, anh Phương tự tin: “Tôi trồng thanh long trong điều kiện sinh thái tự nhiên, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, song chất lượng trái ngon, ngọt thanh nên khách hàng ưa dùng.

Từ 2 năm qua, thanh long “Mai Gia” được dán nhãn, đóng thùng và bỏ mối tại chợ Cái Nước, với giá 15.000 đồng/kg.

Sản phẩm đã được nhiều người dân trong huyện và các địa phương trong tỉnh biết đến nên tôi không lo về vấn đề đầu ra cho sản phẩm.

Hiện tôi đang trồng mắm dưới trảng vuông, khi mắm được 1 năm tuổi sẽ đặt thanh long dưới gốc cây mắm, dự kiến sẽ trồng trên 200 gốc nữa”.

Bà Lý Thị Lan, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện: “Mô hình trồng thanh long ruột trắng tuy không mới nhưng anh Phương có cách trồng mới vừa tiết kiệm chi phí vừa đạt hiệu quả cao.

Sau khi khảo sát, kiểm tra, chúng tôi thấy cây phát triển rất tốt, thích nghi với môi trường, khí hậu nơi đây.

Sau khi mô hình thành công, chúng tôi sẽ khuyến khích bà con học hỏi kỹ thuật, nhân rộng mô hình này để giúp bà con tăng thu nhập, ổn định cuộc sống”.


Có thể bạn quan tâm

Giải Quyết Ô Nhiễm Môi Trường Trong Chăn Nuôi Bằng Chế Phẩm Sinh Học Weviro Giải Quyết Ô Nhiễm Môi Trường Trong Chăn Nuôi Bằng Chế Phẩm Sinh Học Weviro

Các hộ tham gia đánh giá, mô hình giải quyết được việc ô nhiễm môi trường và mùi hôi thối do chất thải trong chăn nuôi gây ra, giúp đàn vật nuôi khỏe mạnh, tăng trọng nhanh, giảm đáng kể số lượng điều trị thuốc thú y, hạn chế được rủi ro do dịch bệnh lây lan, tạo ra sản phẩm an toàn, tăng lợi nhuận cho người nuôi khoảng 20% so với cách nuôi truyền thống.

10/11/2014
Công Ty Xuất Nhập Khẩu Trái Cây Nhiệt Đới Đến Khảo Sát Nhãn Idor Công Ty Xuất Nhập Khẩu Trái Cây Nhiệt Đới Đến Khảo Sát Nhãn Idor

Qua khảo sát, đoàn đánh giá cao chất lượng trái nhãn cũng như điều kiện canh tác của các vườn nhãn Idor thuộc HTX nhãn Châu Thành, sẽ quay lại tìm hiểu và làm việc cụ thể với HTX vào đầu năm 2015. Đoàn khảo sát cho biết, để nhập khẩu được vào thị trường Anh Quốc thì đòi hỏi tất cả sản phẩm trái cây đều phải có chứng nhận GLOBALGAP.

10/11/2014
Nuôi Trâu Sinh Sản Ở Bình Dân (Quảng Ninh) Nuôi Trâu Sinh Sản Ở Bình Dân (Quảng Ninh)

Hiện xã Bình Dân (huyện Vân Đồn) còn 53 hộ nghèo (chiếm 17,3%). Theo các cán bộ xã, nguyên nhân là do giao thông đi lại khó khăn; nhiều hộ chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo; sản xuất còn lạc hậu, nhỏ, lẻ, phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên; áp dụng KHKT vào sản xuất còn hạn chế…

14/11/2014
Sản Xuất Hàng Hóa Tập Trung Ở Phương Thiện Sản Xuất Hàng Hóa Tập Trung Ở Phương Thiện

Thời gian qua, với việc thu hút một số gia đình cùng thực hiện các mô hình sản xuất hàng hóa tập trung theo phương thức thu hồi tái đầu tư đang là hướng đi mới ở xã Phương Thiện (TPHG). Từ những hiệu quả bước đầu đã góp phần thay đổi từ nhận thức đến cách làm của người nông dân nơi đây.

10/11/2014
Không Có Chuyện Giảm Giá Thu Mua Mía Không Có Chuyện Giảm Giá Thu Mua Mía

Theo phản ánh của người dân trồng mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, những ngày gần đây, thương lái mua mía cho rằng các nhà máy đường sẽ tiếp tục giảm giá thu mua mía thêm 30 đồng/kg và áp dụng trong vài ngày tới. Thông tin này làm cho nhiều nông dân chưa bán mía vô cùng lo lắng, bởi giá mía hiện nay đã thấp (dao động từ 680-720 đồng/kg), nếu nhà máy đường tiếp tục hạ giá thì nông dân càng lỗ nặng hơn.

14/11/2014