Tây Ninh Mỗi Năm, Hồ Dầu Tiếng Và Sông Vàm Cỏ Cho 3.000 Tấn Thủy Sản
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Tây Ninh, tình hình khai thác thủy sản những năm qua tương đối ổn định.
Việc khai thác chủ yếu trong hồ Dầu Tiếng và trên sông Vàm Cỏ Đông, sản lượng bình quân trên 3.000 tấn/năm. Trong đó, hồ Dầu Tiếng chiếm 80% sản lượng, số còn lại được khai thác ven sông Vàm Cỏ Đông và khu nội đồng.
Lượng khai thác ổn định là do hằng năm ngành Thủy sản thả bổ sung từ 800.000 đến 1 triệu con cá cho hồ Dầu Tiếng. Mặt khác, ngành thường xuyên thực hiện công tác phối hợp tuyên truyền, kiểm tra trên hồ Dầu Tiếng và sông Vàm Cỏ Đông, kịp thời xử lý vi phạm nên sản lượng khai thác ổn định.
Ngoài ra, tình hình nuôi trồng thủy sản những năm gần đây ổn định và có bước phát triển, do nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng, nhất là nuôi cá tra thâm canh phục vụ cho chế biến xuất khẩu.
Nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư để nuôi các loại thủy sản có giá trị cao với nhiều mô hình nuôi như: cá tra thâm canh, cá chình, cá lóc, cá lóc bông trong ao; hay mô hình nuôi cá sấu, cá lăng nha, thác lác cườm, ba ba…
Hiện nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên toàn tỉnh hơn 900 ha với sản lượng đạt trên 15.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm
Nghị định số 36/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 29/4/2014 đã có nhiều cuộc họp để lấy ý kiến các ngành liên quan.
Những ngày qua, do lo sợ ong mật bu bám vào lúa đang thời kỳ trổ bông sẽ làm giảm năng suất, một số người dân ở Quảng Ngãi đã kéo đến trại nuôi ong đập phá. Tuy nhiên, các nhà khoa học, nhà quản lý đều khẳng định nuôi ong mật không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cây trồng tăng năng suất.
Cùng khó khăn chung với các huyện khác trong tỉnh và cả nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tủa Chùa năm 2014 gặp nhiều khó khăn: Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt, dẫn đến thiếu vốn trong đầu tư xây dựng cơ sở sở hạ tầng; tình trạng di dịch cư tự do, tranh chấp đất đai; tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp...
Với những đột phá về năng suất, chất lượng và ưu thế nổi bật của lúa lai, sử dụng các giống lúa lai trong sản xuất là ứng dụng thành tựu khoa học nông nghiệp quan trọng của nhân loại. Tại Việt Nam, lúa lai đã được ứng dụng vào sản xuất từ giữa những năm 90 của thế kỷ 20.
Phần lớn diện tích đất tự nhiên của tỉnh là đồi núi, chỉ phù hợp trồng rừng. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển KT - XH của tỉnh luôn chú trọng công tác trồng mới, khoanh nuôi, tái sinh rừng.