Thanh long cuộc cạnh tranh chưa bao giờ dứt
Người gốc Bình Thuận trồng thanh long trên đất Mỹ
Hôm ấy, tại một quán cà phê ở TP. Phan Thiết, một số nhà vườn trồng thanh long ngồi săm soi trái thanh long được trồng tại bang Florida, nơi được mệnh danh là tiểu bang nắng của miền Đông Nam Hoa Kỳ. Hình dáng trái không bắt mắt, vì không có tai xanh, nhất là không có 3 tai đầu tô điểm nên làm màu sắc của trái bị chìm đi. Với dân nhà nghề trồng thanh long, những người xem biết đây là sản phẩm không được can thiệp bằng các tiểu xảo thực hiện bằng tay trên từng trái một như vuốt tai, phun thuốc… thường làm của vùng Bình Thuận. Tuy hình dáng không đẹp nhưng đây là sản phẩm nông nghiệp hoàn toàn sạch và ngon…
Theo ông Nguyễn Văn Nhơn, Việt kiều Mỹ, người trồng cũng là người giới thiệu trái thanh long tiểu bang Florida, ở Mỹ, mọi công đoạn phun xịt thuốc đều bằng máy bay nên không có một công nhân nào biết cách làm thủ công để tạo ra trái thanh long đẹp như ở Bình Thuận.
Nhưng trồng cây ra được trái thanh long như thế này là đã thành công của dân Bình Thuận trên đất Mỹ. Vốn là dân ở phường Thanh Hải, TP. Phan Thiết nhập cư vào Mỹ hơn 40 năm qua, bây giờ ông Nguyễn Văn Nhơn đã ở tuổi trên dưới 70. Vài năm trước, ông bỗng thấy ngán công việc đi biển đánh bắt, dù ông là chủ của 7 chiếc tàu và muốn chuyển sang nghề trên đất liền. Ông tiến sâu vào một vùng thuộc tiểu bang Florida, nơi này có nắng ấm quanh năm, nhiệt độ dao động 21 - 320C, mua đất trồng trọt và cây trồng ông chọn là thanh long, lấy giống từ Bình Thuận. Hiện nơi có vườn thanh long của ông đã được mở rộng diện tích lên khoảng 20 ha…
Cơ hội từ mùa hè năm nay
Chuyện 2 bang ở Mỹ là bang California, Florida trồng được thanh long, mà người trồng là dân Việt Nam là chuyện vui, trồng từ giống thanh long lấy từ Bình Thuận càng vui hơn, khi nhìn ở bất cứ góc độ nào. Điều này tương tự như chuyện trái vải thiều được trồng trên đất Australia vào năm 2001.
Ngày 1/6 rồi, Mỹ và Australia chính thức đồng ý nhập những tấn vải thiều được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GobalGAP tại Việt Nam, mở ra triển vọng xuất khẩu vào những mùa sau. Chưa nói lý do vì sao ngay tại những đất nước ấy đã trồng được nhưng vẫn nhập khẩu, điều quan trọng là thời buổi hội nhập thương mại sâu, rộng thì đích đến cuối cùng vẫn là tạo điều kiện cho người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa nào phù hợp, tốt nhất theo nhu cầu. Nhất là thời gian này, những hiệp định thương mại mà nổi bật là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang bước vào giai đoạn nước rút.
Tại buổi họp báo vào chiều 8/6 ở Trường Đại học Cần Thơ, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius cho biết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Mỹ vào tháng 7 tới và TPP có thể được ký vào mùa hè năm nay. Trả lời báo chí, Đại sứ Ted Osius hy vọng: “Sau khi gia nhập TPP, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ sẽ tăng cao. Riêng hàng nông sản, cơ hội xuất hàng, nhất là trái cây của Việt Nam sang Mỹ sẽ gia tăng”. Như vậy, trong cuộc đua vào thị trường Mỹ của nhiều loại trái cây như nhãn, vải thiều, chôm chôm… sắp tới, trái thanh long Bình Thuận cần trở lại thị trường Mỹ ở tư thế cần tính toán kỹ lưỡng hơn thời gian trong bảo quản, vận chuyển, giá cả…
Quay lại chuyện của ông Nguyễn Văn Nhơn, Việt kiều Mỹ. Được quan sát trái thanh long tại các vườn ở Bình Thuận, ông Nhơn cho rằng, hiện thanh long bán tại các siêu thị ở Mỹ chủ yếu của Bình Thuận nhưng nhãn mác lại của Trung Quốc. Tàu Trung Quốc đến Mỹ cũng mất khoảng 45 ngày, tương đương như từ Việt Nam sang Mỹ, sao họ vẫn đưa trái thanh long vào được, trong khi Việt Nam phải vận chuyển hàng bằng máy bay, chi phí cao? Nếu khắc phục điều này, cộng với nâng cao chế độ sản xuất thanh long sạch thì hình dáng trái cũng như chất lượng trái thanh long Bình Thuận có cơ hội vượt thanh long trồng ở nơi khác.
Có thể bạn quan tâm
Theo ông Lê Hữu Hải, trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cai Lậy, từ tháng 3.2012, công ty Capital Link International Trading (Trung Quốc) đã ký hợp đồng thu mua trái sầu riêng của hợp tác xã sầu riêng Ngũ Hiệp (xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).
Vụ tôm sú năm 2011-2012, nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị thiệt hại nặng khi tôm mới thả nuôi đã chết hàng loạt do bị bệnh hoại tử gan tụy.
Ngày 7.5, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai phối hợp UBND tỉnh tổ chức diễn đàn “Khuyến nông và Nông nghiệp lần 1/2012”. Tại đây, nhiều nhà khoa học khuyến khích nên áp dụng giải pháp chăn nuôi bằng thảo dược.
Là loại cây dễ trồng, rủi ro thấp, hiệu quả kinh tế cao, cây táo được nông dân ở Ninh Thuận chọn trồng rộng khắp, thay thế cho nhiều loại cây trồng kém hiệu quả trước đây. Với diện tích trồng gần 1.000 ha, cây táo đang dần trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương của tỉnh Ninh Thuận. Cùng với sự hỗ trợ của Dự án cạnh tranh nông nghiệp, sự chung tay liên minh sản xuất, đến nay nghề trồng táo ở Ninh Thuận đã phát triển theo hướng bền vững, nhiều hộ thành triệu phú nhờ trồng táo.
Ông Phạm Phó, ở thôn Quảng Thành 2, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu), rời quê hương Mộ Đức, Quảng Ngãi vào sinh sống ở Châu Đức từ năm 1959. Năm nay, ông Phó đã 82 tuổi nhưng vẫn còn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh và say mê lao động. Ngoài việc trồng tiêu và các loại cây trái trong vườn, gần đây ông Phó còn thử nghiệm thành công mô hình nuôi nhím.