Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Long Bình Thuận Gập Ghềnh Nơi Biên Giới

Thanh Long Bình Thuận Gập Ghềnh Nơi Biên Giới
Ngày đăng: 10/12/2014

Thanh long Bình Thuận xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thông qua hai cửa khẩu: Pò Chài và Hà Khẩu. Mỗi năm tại các cửa khẩu đã tiêu thụ hơn 300.000 tấn thanh long Bình Thuận (chiếm 65% sản lượng thanh long toàn tỉnh). Song, con đường trái thanh long đến với thị trường Trung Quốc đầy “gập ghềnh” nơi biên giới.

Buôn bán biên mậu, doanh nghiệp trong thế bị động

Thương nhân Trung Quốc quyết định giá

Những ngày đầu tháng 12/2014, thanh long Bình thuận rớt giá liên tục, các nậu vựa chỉ thu mua 10.000 đồng/kg đại trà, giảm từ 3 - 5 ngàn đồng so tháng trước. Nguyên nhân do đâu thì không ai giải thích được. Người thì nói Trung Quốc đang lạnh giá, lưu thông trở ngại; có người thì nhận định do thanh long qua cửa khẩu nhiều nên thương lái Trung Quốc ép giá… Song, suy cho cùng mua bán biên mậu giá cả đều do thương nhân Trung Quốc định đoạt.

Trái thanh long Bình Thuận được tiêu thụ ở dạng tươi dưới 2 hình thức: Tiêu thụ nội địa chiếm khoảng 15 - 20% sản lượng; tiêu thụ qua con đường xuất khẩu chiếm 80 - 85% sản lượng. Trong đó, xuất khẩu chính ngạch chiếm tỷ trọng 20% gồm châu Á, châu Âu, châu Mỹ.

Song, thị trường tiêu thụ chính là các nước châu Á (chiếm tỷ trọng 80% sản lượng và giá trị). Việc mở rộng thị trường châu Âu, châu Mỹ gặp nhiều khó khăn và trở ngại do thời gian vận chuyển dài ngày trái thanh long dễ bị giảm chất lượng; tập quán tiêu dùng chưa quen và rào cản kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khe…nên phần lớn thanh long trong tỉnh xuất sang thị trường Trung Quốc.

Ngoài số ít xuất khẩu chính ngạch vận chuyển bằng máy bay, tàu biển thì phần lớn thanh long Bình Thuận vận chuyển ra biên giới phía Bắc bằng ô tô để tiêu thụ theo phương thức biên mậu với thương nhân Trung Quốc. Ước tính mỗi năm sản lượng thanh long Bình Thuận mua bán biên mậu hơn 300.000 tấn.

Ông Nguyễn Ngọc Hưng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – PTNT, sau một chuyến đi khảo sát qua cửa khẩu Lạng Sơn trăn trở: “Trên thực tế hàng chục doanh nghiệp thanh long Bình Thuận mua bán biên mậu tại biên giới đã có mối quan hệ xuất khẩu với đối tác Trung Quốc nhiều năm nay.

Tuy nhiên, trái thanh long vào được thị trường Trung Quốc không phải dễ dàng mà đường đi của trái thanh long luôn “gập ghềnh” nơi biên giới. Hầu hết các doanh nghiệp khi mua thanh long tại vườn thì tranh giành nâng giá, nhưng đầu ra thì họ chỉ phỏng đoán. Mỗi khi đưa thanh long sang bãi xe cửa khẩu Pò Chài (Quảng Tây) thì thương lái Trung Quốc quyết định giá. Lúc thấy nhiều hàng, họ ép thấp hơn cả giá mua tại vườn.

Doanh nghiệp bị “xù nợ”

Tại cửa khẩu phía Trung Quốc chỉ cho một số doanh nghiệp nhất định thuộc tỉnh biên giới được nhập khẩu thanh long theo phương thức biên mậu với hạn ngạch nhất định. Họ khống chế số lượng doanh nghiệp cũng như kiểm soát số lượng và giá cả thanh long nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc một cách khôn khéo. Cuối năm 2012 để thu hút hàng hóa về Hà Khẩu, Cục trưởng Cục Thương vụ công nghiệp, kiêm Trưởng ban cửa khẩu Hà Khẩu đã làm việc với Sở Công Thương Bình Thuận.

Họ đưa ra chính sách: Nếu thanh long Bình Thuận xuất khẩu qua cửa khẩu Hà Khẩu theo phương thức biên mậu thì ngoài việc áp dụng mức thuế nhập khẩu 0%, VAT chỉ phải nộp 3% (trong khi xuất bằng đường chính ngạch, doanh nghiệp vẫn phải chịu thuế VAT 13%). Phía Trung Quốc luôn khuyến khích các doanh nghiệp thanh long Bình Thuận và thương nhân Trung Quốc buôn bán theo phương thức biên mậu tại biên giới.

Ngoài ra, trái thanh long còn được cư dân biên giới hai nước mua bán ở các cửa khẩu phụ được miễn thuế nhập khẩu và thuế VAT với mức 8.000 nhân dân tệ/người/ngày (tương đương 25 triệu đồng Việt Nam). Tranh thủ chính sách khuyến khích biên mậu đó, các doanh nghiệp Trung Quốc (chủ yếu ở Quảng Đông, Quảng Tây) đặt hàng với doanh nghiệp Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu theo phương thức biên mậu để hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu từ phía Trung Quốc.

Việc tiêu thụ thanh long theo phương thức biên mậu với doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu thông qua một trong hai hình thức: Các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh thanh long Bình Thuận trực tiếp vận chuyển hàng đi tiêu thụ và các khách hàng Trung Quốc tổ chức chân rết tại địa bàn sản xuất thanh long đặt hàng để thương lái, cơ sở gom hàng, tổ chức vận chuyển sang biên giới phía Bắc giao cho doanh nghiệp Trung Quốc.

Sau đó, các doanh nghiệp kinh doanh thanh long áp dụng phương thức thanh toán: Doanh nghiệp hai bên ký kết hợp đồng, thỏa thuận số lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn.

Nếu có yêu cầu doanh nghiệp Trung Quốc đặt tiền cọc từ 20 - 30% trị giá lô hàng. Sau khi giao dịch xong thương lái Trung Quốc kiểm tra và thanh toán tiền. Trường hợp hàng xấu họ sẽ giảm giá, trừ tiền. Hoặc hình thức thứ 2 là hai bên chỉ thỏa thuận miệng (không ký hợp đồng) doanh nghiệp Việt Nam thu mua, vận chuyển giao hàng thanh long cho doanh nghiệp Trung Quốc bán hộ, họ chỉ hưởng hoa hồng.

Dù phương thức nào thì doanh nghiệp Việt Nam cũng luôn ở thế bị động, bị ép về chất lượng, giá cả và việc giao hàng trước trả tiền sau rất dễ bị lợi dụng.

Ông Nguyễn Văn Sáu, chủ doanh nghiệp thanh long ở Hàm Thuận Nam cho biết: “Các phương thức giao dịch và thanh toán phía doanh nghiệp Trung Quốc đưa ra đều có lợi cho họ và bất lợi cho doanh nghiệp thanh long Bình Thuận. Họ thường nhận hàng trước rồi sau đó mới trả tiền.

Khi gặp thương nhân Trung Quốc làm ăn không trung thực hoặc bị thua lỗ, phá sản thì doanh nghiệp Việt Nam phải “ngậm bồ hòn” mà chịu. Thực tế các năm 2011 - 2012 một số doanh nghiệp thanh long ở Hàm Thuận Nam bị mất cả chục tỷ đồng, phải phá sản do giao hàng bị xù nợ…”.

Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/kinh-te/thanh-long-binh-thuan-gap-ghenh-noi-bien-gioi-72045.html


Có thể bạn quan tâm

Lợi Nhuận Từ Trồng Bí Đỏ Lợi Nhuận Từ Trồng Bí Đỏ

Gần đây, bí đỏ đã trở thành cây trồng hàng hóa khá quen thuộc với người dân tại nhiều làng quê Dak Lak, mang lại nguồn thu nhập khá cao so với nhiều loại cây trồng khác.

25/03/2014
Cá Chết Trắng Hồ Nước Trong Ở Quảng Ngãi Cá Chết Trắng Hồ Nước Trong Ở Quảng Ngãi

Bên cạnh đó, các bãi khai thác vàng sa khoáng của người dân cũng không sử dụng các hóa chất để xử lý gây cá chết. Vì vậy, ngành này đã lấy mẫu nước, cá chết đến cơ quan chuyên môn xét nghiệm để tìm nguyên nhân.

24/02/2014
Mạnh Dạn Ứng Dụng Mạnh Dạn Ứng Dụng

“Tôi học mía đường ở Philippines, trước khi về nước học lóm bên lúa. Khi về nước làm cây lúa trước, bây giờ quay lại cây mía hơi trễ”, ông nhấp ngụm nước, cười nói hào sảng.

25/03/2014
Nuôi Hàu Thiếu Quy Hoạch Đe Dọa Vịnh Lăng Cô Nuôi Hàu Thiếu Quy Hoạch Đe Dọa Vịnh Lăng Cô

Vịnh Lăng Cô (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế), một trong những vịnh đẹp thế giới vừa giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm vì khói bụi từ các lò vôi hàu, nay đứng trước nỗi lo khác là mất dần vẻ đẹp và có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước vì tình trạng nuôi hàu ồ ạt, không có quy hoạch.

24/02/2014
Sau Tết, Người Chăn Nuôi Vẫn Chưa “Dám” Tái Đàn Sau Tết, Người Chăn Nuôi Vẫn Chưa “Dám” Tái Đàn

Thời gian trước và sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, giá thịt gia súc gia cầm không có sự tăng đột biến được xem là tín hiệu vui cho công tác nỗ lực bình ổn giá của các cấp, các ngành. Tuy nhiên, bước vào vụ sản xuất mới, nhiều hộ chăn nuôi vẫn chưa sẵn sàng tái đàn khi trước mắt họ là một thị trường đầu ra thất thường và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

24/02/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.