Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhạo Sơn bứt phá về đích nông thôn mới

Nhạo Sơn bứt phá về đích nông thôn mới
Ngày đăng: 23/11/2015

Từ xã nghèo…

Về Nhạo Sơn, đi đến đâu chúng tôi cũng thấy những con đường được trải nhựa, đổ bê tông phẳng lỳ chạy qua các cánh đồng lúa, rau màu xanh bạt ngàn.

Đường giao thông ở xã Nhạo Sơn (huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) được xây dựng khang trang.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Lê Minh Đức – Chủ tịch UBND xã Nhạo Sơn tự hào:

“Ban đầu khó khăn nhiều lắm, tưởng chừng như không thể làm được, nhưng chúng tôi cứ cố gắng, đoàn kết lại làm cũng xong, về đích rồi bà con ai cũng vui mừng”.

Ông Đức cho biết, tiến hành xây dựng NTM, xã đã coi công tác tuyên truyền là mục tiêu hàng đầu, không nóng vội, đốt cháy giai đoạn, yêu cầu các cán bộ lãnh đạo, bà con cùng đoàn kết làm tới đâu chắc đến đó, đặc biệt là việc xây dựng triển khai các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, tạo thu nhập.

“Lúc đầu, có nhiều người chưa hiểu về NTM, phản đối vì phải đóng góp ngày công nhiều, nhưng cán bộ giải thích xây dựng NTM là để cho bà con được hưởng.

Hiểu ra họ mới làm và nhiệt tình đóng góp thì xã mới có thể về đích nhanh được”– ông Đức chia sẻ.

Trở thành mô hình mẫu về NTM

"Nếu như năm 2011, Nhạo Sơn mới chỉ đạt 5/19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, thì đến năm 2012 đã đạt 9/19 và vào tháng 11.2013, Nhạo Sơn chính thức hoàn thành với 19/19 tiêu chí.

Thu nhập bình quân đầu người của xã đã đạt trên 22 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 3%”. Ông Lê Minh Đức

Ông Đức cho biết thêm, các phong trào thi đua ở các thôn đã thu hút được hầu hết các hộ tham gia; từ việc chăm lo sức khoẻ ban đầu; thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình; đảm bảo 100% trẻ trong độ tuổi được đến trường, không có trẻ bỏ học, mắc tệ nạn xã hội; đến việc việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ… tổ chức theo hương ước.

Đặc biệt, để “tiếp sức” cho thôn Cửa Ngòi sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM, Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức và Đào tạo nghề cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc đã cùng UBND xã Nhạo Sơn ký hợp tác liên tịch xây dựng mô hình điểm NTM.

“Chỉ sau 2 năm thực hiện các chương trình, thôn Cửa Ngòi đã có 90% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hoá; hộ nghèo giảm còn 5,2% (giảm 3% so với năm 2011).

Nhiều mô hình điểm sản xuất có giá trị kinh tế cao trong thôn đã góp phần đưa số hộ khá, giàu trong thôn lên tới trên 30%” – ông Đức cho hay.

Cũng theo ông Đức, thành công của thôn Cửa Ngòi đã tác động mạnh mẽ đến hơn 3.000 khẩu trong xã.

100% số thôn đăng ký và tích cực tham gia xây dựng NTM qua việc hiến đất, đóng góp tiền và ngày công lao động; ứng dụng tiến bộ KHCN vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi...

Quá trình xây dựng NTM, nhân dân xã Nhạo Sơn đã ủng hộ gần 30 tỷ đồng, ngoài gần 18km đường liên xã, liên thôn được hỗ trợ từ ngân sách huyện, còn lại 13,25km đường ngõ, xóm được làm từ vốn huy động của dân.

Bà Nguyễn Thị Hiến ở xã Nhạo Sơn- chăn nuôi hàng nghìn gà thương phẩm và đẻ trứng, hàng chục lợn thịt, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm- tâm sự: “Cả đời tôi chưa bao giờ thấy quê hương đẹp như bây giờ, đường giao thông thuận tiện, bà con được hỗ trợ phát triển kinh tế, trồng cây, nuôi con gì ra cũng dễ bán lắm”.


Có thể bạn quan tâm

Thái Bình Nuôi Trồng Thủy Sản 6 Tháng Đầu Năm Những Tín Hiệu Vui Thái Bình Nuôi Trồng Thủy Sản 6 Tháng Đầu Năm Những Tín Hiệu Vui

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS), tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh Thái Bình 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 14.462 ha, tổng sản lượng nuôi trồng ước đạt 47.890 tấn, tăng 1.778 tấn (3,86%) so với cùng kỳ năm 2013; giá trị sản xuất ước đạt 1.034 tỷ đồng, tăng 38.2 tỷ đồng (3,83%) so với cùng kỳ năm 2013.

22/07/2014
Ngư Dân Mỹ Á Vào Vụ Ruốc Ngư Dân Mỹ Á Vào Vụ Ruốc

Mùa ruốc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch. Khi những con ruốc theo con sóng ngoài khơi trôi vào bờ, cũng là lúc bà con ngư dân vùng biển bắt đầu một mùa ruốc. Người khiến ruốc vào bờ, người cân ruốc, người phơi ruốc tạo nên không khí đông vui tấp nập tại vùng biển Mỹ Á trong những ngày qua. Theo các ngư dân, địa điểm đánh bắt là vùng bãi ngang cách bờ 100m, kéo dài 2km.

08/12/2014
Khôi Phục Và Phát Triển Nghề Nuôi Thả Cánh Kiến Đỏ Tại Mường Lát Khôi Phục Và Phát Triển Nghề Nuôi Thả Cánh Kiến Đỏ Tại Mường Lát

Nhựa cánh kiến đỏ (CKĐ) là sản phẩm được tiết ra từ một loại côn trùng sống tập trung ký sinh trên một số loài cây chủ ngắn ngày và dài ngày. Ngày nay, nhựa CKĐ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và đặc biệt là làm chất phụ gia trong sản xuất bao bì tự hủy – một loại sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế cho bao bì bằng polyetylen.

22/07/2014
Xã Cán Khê Đẩy Mạnh Phát Triển Kinh Tế Đồi Rừng Xã Cán Khê Đẩy Mạnh Phát Triển Kinh Tế Đồi Rừng

Theo chân cán bộ xã đến thăm mô hình kinh tế đồi rừng của gia đình anh Cầm Tổng Đồng, ở thôn 7, được biết: Trước đây, kinh tế gia đình rất khó khăn, thuộc hộ nghèo của xã. Năm 2007, gia đình anh đã mạnh dạn nhận 2 ha đồi rừng, trong đó đầu tư trồng 1,5 ha cây keo, diện tích còn lại trồng cây nghệ, chanh, đồng thời chăn nuôi thêm lợn, gà, mỗi năm trừ chi phí gia đình anh thu lãi gần 100 triệu đồng.

08/12/2014
Trồng Rau An Toàn Cho Thu Nhập 200 Triệu Đồng/ha/năm Trồng Rau An Toàn Cho Thu Nhập 200 Triệu Đồng/ha/năm

Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, vùng rau an toàn của thị trấn Vạn Hà chuyên canh với nhiều lứa cây trồng quanh năm. Những cây trồng chủ yếu là các loại rau màu như: cà chua, cải bắp, đậu cô ve, đậu đũa, mướp đắng, các loại rau cải. Nhiều loại rau, củ được trồng trái vụ nên cho giá trị kinh tế khá cao.

08/12/2014