Tiêu tan trước khi lãnh án
Nhưng quyết liệt đến mức đẩy doanh nghiệp đi đến phá sản, như Công ty Thuận Phong hiện nay, thì quả thật không đáng có.
Ngày 24.4.2015, Văn phòng Ban chỉ đạo 389 quốc gia phối hợp với Đoàn kiểm tra 389 tỉnh Đồng Nai tiến hành kiểm tra đột xuất xưởng sản xuất phân bón của Công ty Thuận Phong (Đồng Nai).
Trong biên bản làm việc, Đoàn kiểm tra đưa ra nhận định Công ty Thuận Phong có dấu hiệu vi phạm nhãn hàng hóa về chỉ dẫn địa lý nơi xuất xứ sản phẩm (Made in USA), đồng thời, tiến hành niêm phong toàn bộ khu sản xuất và kho chứa hàng hóa của Công ty Thuận Phong.
Công nhân công ty Thuận Phong đang chiết rót phân bón vào ngày Đoàn kiểm tra liên ngành tới kiểm tra công ty.
Vụ việc sau đó đã được chuyển qua Công an tỉnh Đồng Nai để điều tra theo quy định của pháp luật.
Sau gần 6 tháng tiến hành 2 lần điều tra, đến ngày 15.10.2015, Công an tỉnh Đồng Nai tổ chức cuộc họp liên ngành Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai lần thứ 2 để xem xét kết quả điều tra và thống nhất không có cơ sở xử lý hình sự đối với ông Khiếu Mạnh Tường – Tổng Giám đốc Công ty Thuận Phong.
Sau đó, ngày 20.10.2015, Công an tỉnh Đồng Nai đã có Công văn số 2887/CAT-PC46 báo cáo toàn bộ vụ việc, kết quả điều tra với Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh Đồng Nai cho kết thúc điều tra và ra quyết định không khởi tố vụ án.
Trước đó, tại Văn bản số 365/Ttr ngày 9.7.2015 của Thanh tra Bộ NNPTNT về việc hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón và Công văn số 3767/BKHCN-TTra ngày 9.10.2015 của Bộ KHCN về việc có ý kiến liên quan đến xác định sản phẩm phân bón giả mạo cũng đã kết luận sản phẩm của Công ty Thuận Phong không phải là phân bón giả.
Sự việc đã rõ, thế nhưng không hiểu vì lý do gì cho đến nay 389 quốc gia vẫn bỏ lửng kết luận đối với việc Công ty Thuận Phong có sản xuất hàng giả hay không?
Có thể nói, việc các cơ quan chức năng quyết liệt chống hàng giả để bảo vệ người tiêu dùng, nhất là phân bón đang làm khổ nhà nông, là một thái độ đáng hoan nghênh.
Nhưng quyết liệt đến mức đẩy doanh nghiệp đi đến phá sản, như Công ty Thuận Phong hiện nay, thì quả thật không đáng có.
Trong công tác điều tra tiêu cực của doanh nghiệp, không thể có chuyện các cơ quan chức năng cứ “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.
Bởi lẽ, chưa biết kết luận cuối cùng thế nào, nhưng cứ mỗi ngày trôi qua, doanh nghiệp có thể phá sản vì nợ lãi ngân hàng, đối tác mất niềm tin, ngâm vốn, công nhân bỏ việc…
Có thể bạn quan tâm
Đồng ruộng được dồn đổi, chỉnh trang, kiến thiết tạo nhiều thuận lợi cho thâm canh và áp dụng cơ giới hóa. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, nhiều mô hình và cách làm hay, hiệu quả đã được khẳng định trong thực tiễn qua nhiều năm là cơ sở để áp dụng và nhân rộng nhanh.
Trên con đường bê tông phẳng phiu, uốn lượn qua những nương chè xanh ngát, chúng tôi đến nhà ông Trần Duy Hưng ở xóm Cây Thị, một trong những hộ làm chè Đông lâu năm của xã. Ông cho biết : Vì chủ động được nguồn nước tưới nên năm nào nhà tôi cũng làm 10 sào chè vụ đông.
Vụ đông năm 2014, được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở NN&PTNT), Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm đã phối hợp với HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Kim Sơn triển khai 2 mô hình sản xuất trên đất 2 vụ lúa. Đó là mô hình trồng hoa ly với diện tích 1.000m2 và 8ha trồng khoai tây giống Đức bằng phương pháp làm đất tối thiểu.
Với đồng bào K’Ho dưới chân núi LangBiang này, cây dâu tây còn có một tên gọi khác, giàu ý nghĩa và trìu mến hơn: Cây đổi đời!... Sở dĩ có tên gọi như vậy, bởi chính cây dâu tây đã làm cho diện mạo cuộc sống của đồng bào K’Ho nơi đây thật sự thay da đổi thịt chỉ trong thời gian ngắn.
Tính đến thời điểm này, xã Thái Niên đã trồng được gần 18 ha hai giống cam nói trên, trong đó có 17,3 ha cam V2. Giống cam V2 do Viện Di truyền Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cung cấp; giống cam Canh do Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bảo Thắng cung cấp.