97 thủy điện nợ tiền dịch vụ môi trường rừng
Thủy điện Sông Côn 2, Quảng Nam chây ỳ thực hiện trồng rừng thay thế.
Thông tin từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, tính đến ngày 25.10, cả nước đã thu được 1.117,78 tỷ đồng tiền DVMTR, đạt 85,49% kế hoạch năm, trong đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (VNFF) trung ương thu 745 tỷ, quỹ các tỉnh thu 371,17 tỷ đồng.
Quỹ T.Ư đã giải ngân cho các tỉnh 642,3 tỷ đồng, các tỉnh đã giải ngân 360 tỷ đồng đến các chủ rừng.
Hàng năm, đã có hơn 1.000 tỷ đồng từ nguồn thu của Quỹ VNFF trực tiếp chi trả cho người dân cung cấp dịch vụ môi trường rừng.
Chính sách chi trả DVMTR đã đi vào cuộc sống và góp phần nâng cao đời sống cho hàng triệu gia đình nông dân đang trực tiếp trồng và bảo vệ rừng.
Theo ông Nguyễn Bá Ngãi- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, những năm gần đây, đời sống người trồng rừng cả nước đã được cải thiện từ nguồn tiền trực tiếp do Quỹ VNFF chi trả.
Nhiều hộ gia đình đã ổn định thoát nghèo, yên tâm chăm sóc bảo vệ rừng. Người trồng rừng thầm lặng đã được tôn trọng và đền đáp phần nào.
" Không thể để những nhà máy thủy điện ăn chặn trên lưng những người trồng rừng khốn khó”. Ông Nguyễn Bá Ngãi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp
Mặc dù có nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng từ bán điện nhưng nhiều nhà máy thủy điện lại nợ 300 tỷ đồng tiền DVMTR.
Ông Nguyễn Bá Ngãi thông tin, đến ngày 30.10, trên cả nước hiện có 97 nhà máy thủy điện nợ đọng tiền DVMTR từ năm 2011 - 2014 với số tiền là 160.702.343 tỷ đồng.
Riêng năm 2015 là 150 tỷ đồng.
Trong đó, số tiền nợ đọng của các nhà máy thủy điện công suất từ 30 MW trở lên là trên 164 tỷ và công suất thiết kế dưới 30 MW là trên 96,5 tỷ...
Theo ông Nguyễn Bá Ngãi, các nhà máy thủy điện đã sử dụng nguồn nước từ rừng để phát điện và thu lợi hàng chục tỷ đồng tiền bán điện hàng ngày nhưng họ vẫn cố tình chây ỳ một phần tiền rất nhỏ (20 đồng/kW) bù đắp lại cho cuộc sống những người dân khốn khó đang bảo vệ và chăm sóc rừng theo chính sách của Chính phủ đã ban hành.
Các nhà máy thủy điện đang thu lời trên chính công sức của người trồng rừng nhưng họ luôn lãng quên công sức những người đang hàng ngày giữ rừng, tạo nguồn nước cho nhà máy.
Có thể bạn quan tâm
Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TX Sông Cầu (Phú Yên) từ đầu năm đến nay có nhiều thuận lợi, các đối tượng nuôi đều phát triển tốt, bệnh trên tôm hùm nuôi cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, hiện việc nuôi trồng thủy sản chưa phát triển bền vững, môi trường nhiều vùng nuôi bị ô nhiễm…
Với đàn chim trĩ gần 100 con, trong đó có 60 chim mái đang trong giai đoạn đẻ trứng, sau khi trừ chi phí thì lợi nhuận mỗi năm từ việc bán con giống và chim trưởng thành ước từ 70 - 100 triệu đồng/năm.
Không có ngành, lĩnh vực nào phát triển “thần tốc” như ngành sản xuất cá tra. Nó đã từng giúp cho hàng ngàn nông dân trở nên giàu có, hàng trăm doanh nghiệp (DN) ăn nên làm ra, giúp ngành thủy sản cả nước luôn giữ tốc độ phát triển cao, trong khoảng 10 năm (2002- 2012).
Mặc dù giá trị kinh tế không cao như nuôi thuỷ sản nhưng cây chuối ở Cà Mau có diện tích lớn nhất so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, với khoảng 5.000 ha, tập trung nhiều ở 3 huyện: U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình.
Xã Tân Công Sính (huyện Tam Nông - Đồng Tháp) có kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Ngoài việc đồng áng, nhiều phụ nữ còn thời gian nhàn rỗi. Nhằm tạo thêm việc làm, năm 2012, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tư vấn giới thiệu mô hình nuôi ong cho các chị phụ nữ trong xã.