Thành lập thêm 10 nhóm sản xuất thanh long VietGAP
Phòng Nông nghiệp cũng đang lấy mẫu ở 4 nhóm khác đã hoàn tất hồ sơ, đề nghị cấp giấy chứng nhận sản xuất thanh long VietGAP trong năm nay cho nhóm: Sông Lũy, Thái Bình (Hồng Thái), Bình Tân, Bình Cảnh (Phan Thanh), với diện tích gần 126 ha.
Trồng thanh long VietGAP tại xã Hồng Thái
Như vậy, đến nay Bắc Bình đã có 370 ha thanh long của 313 hộ được cấp giấy chứng nhận sản xuất thanh long VietGAP. Với việc xúc tiến trên, trong năm nay, huyện sẽ nâng tổng diện tích thanh long VietGAP lên 529 ha/430 hộ tại các xã, thị trấn: Bình Tân, Lương Sơn, Phan Lâm, Sông Bình, Hòa Thắng, Chợ Lầu, Phan Rí Thành, Hồng Thái, Bình An, Hải Ninh.
Có thể bạn quan tâm
Năm nào cũng thế, cứ đến mùng 7 Tết là làng nghề trồng rau Trà Quế (Cẩm Hà, Hội An, Quảng Nam) lại tưng bừng tổ chức lễ hội cầu bông. Dù là hội làng nhưng năm nào du khách cũng đến đông nghịt. Chính vì thế, là làng nghề chuyên làm nông nhưng nay người dân trong làng lại làm giàu bằng... du lịch.
Đây là tấm bảng: “Canh tác cà phê thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu” được gia đình chị Thúy dựng lên để theo dõi diện tích 0,85 ha cà phê trồng theo mô hình bền vững. Chương trình này được tổ chức EDE Consulting khu vực châu Á - Thái Bình Dương triển khai từ tháng 8-2012.
Trong điều kiện thời tiết như hiện nay, năng suất bình quân mỗi công từ 60 - 100kg. Nếu giá ở mức 68.000 đ/kg như hiện nay thì người trồng sẽ lời khoảng 2 triệu/công. Cây é rất thích nắng và khô ráo. Trước khi thu hoạch mà gặp vài đám mưa, năng suất và chất lượng sẽ bị giảm sút.
Theo thống kê của Hội Nông dân xã Long Phước, hiện xã có khoảng 30ha tiêu; trong đó 25ha đã cho thu hoạch từ 5 đến 7 năm và 5ha trồng mới. Diện tích tiêu chết đến thời điểm này là hơn 1ha; xảy ra tại ấp Phong Phú. Trước đây, hiện tượng tiêu chết cũng đã xảy ra trên địa bàn xã với diện tích ít và nguyên nhân được xác định là do ngập úng.
Trong thời gian qua, nông dân tỉnh Hậu Giang thu lợi nhuận rất cao từ cây cam sành có hạt. Bình quân mỗi ha cam sành vào giai đoạn cho trái rộ có thể giúp cho nhà vườn thu nhập 700 đến 800 triệu đồng/năm, có hộ lên đến cả tỷ đồng. Vì thế, nhiều nhà vườn trong tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi, thậm chí đốn bỏ các loại cây ăn trái khác để trồng cam sành.