Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ta hại ta

Ta hại ta
Ngày đăng: 09/11/2015

Vừa qua, cơ quan chức năng TP Đà Lạt đã phải ra sức chốt chặn không cho khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản nhằm tránh việc tiểu thương xứ này mông má thành “ khoai tây Đà Lạt” rồi bán đi khắp nơi làm hại người tiêu dùng.

Chuyện không ai muốn nhưng buộc phải làm.

Chỉ một lớp đất đỏ mà khoai tây Trung Quốc được hóa hình ngay trên đất Đà Lạt - xứ sở của khoai tây

. Từ đó được bán ra với giá ngang với khoai tây Đà Lạt chính hiệu.

Chuyện vỡ lở, niềm tin người tiêu dùng mất dần và không chỉ với khoai tây Đà Lạt mà còn với nhiều loại nông sản khác.

Cái hại ấy khôn lường cho một vùng đất mà thu nhập của người dân gắn liền với nông sản.

Lại một chuyện khác đang sôi sục: Đài Loan áp hàng rào kỹ thuật ngăn chè Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này vì có dư lượng fipronil (hợp chất diệt sâu bọ) vượt mức cho phép.

Doanh nghiệp có thể trách Đài Loan thiếu sòng phẳng, áp hàng rào kỹ thuật quá đường đột khiến họ không kịp trở tay.

Hậu quả, hơn chục doanh nghiệp đóng cửa, hoạt động cầm chừng.

Sau doanh nghiệp, cái khó đổ xuống nông dân do chè nguyên liệu không bán được và rớt giá.

Giá chè nguyên liệu giảm hơn 10% chỉ sau vài tháng vướng hàng rào của Đài Loan.

Trách người thì cũng nhìn lại ta. Hợp chất fipronil bị cấm dùng trên chè bằng văn bản của cơ quan chức năng đã nhiều năm nhưng người sản xuất chè vẫn cố dùng vì hiệu quả cao, giá rẻ...

Thị trường Đài Loan giờ đây gần như đã đóng cửa với chè Việt Nam. Doanh nghiệp và cơ quan chức năng lại vất vả đi tìm thị trường mới với bao nhiêu rủi ro, bất ổn.

Chỉ vì dùng những chai thuốc trừ sâu đã bị xếp vào diện cấm dùng, rẻ hơn vài ba đồng mà mất mát uy tín đã gầy dựng cả trăm năm, mất luôn thị trường truyền thống. Liệu có đáng không?

Mới đây tại kỳ họp Quốc hội, đại biểu Đỗ Văn Đương cũng đã lên tiếng tha thiết mong bà con nông dân đừng vì những cái lợi nhỏ mà dùng thuốc trừ sâu, thuốc chuột tẩm vào rau củ quả mang ra thị trường.

Đó là hành động đầu độc người dân.

Ông Đương khẳng định hành vi đánh tráo xuất xứ nông sản như biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt không chỉ lừa dối mà còn là không yêu nước.

Điều ông Đương nói không sai bởi làm nông sản gian dối là đùa cợt, âm thầm tước đoạt sức khỏe người dân.

Và không ai thông cảm được cho những kiểu kích chín, bảo quản trái cây, làm đẹp nông sản bằng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và hàng chục loại hóa chất độc hại.

Trước những rắc rối mà nông sản Việt Nam đang gặp phải, ông Vũ Tiến Lộc (chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam) cũng bày tỏ sự buồn lòng. Ông bảo chúng ta đừng trách người tiêu dùng quay lưng, thị trường đóng cửa.

Chính ta đã hại ta khi đùa giỡn với những quy định sản xuất liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Kỷ luật sản xuất phải được siết chặt trên diện rộng bằng những quy định, chính sách và cần làm ngay để nông nghiệp phát triển theo hướng sạch, nhất là trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu.

Nhưng không quy định nào có thể giúp kiểm soát được từng khâu nho nhỏ trong chuỗi sản xuất nông nghiệp vốn nhiều công đoạn và phần lớn có sự tham gia của con người.

Do đó, chính người tham gia sản xuất nông nghiệp phải tuân thủ kỷ luật sản xuất.

Thậm chí phải hà khắc với chính quy trình sản xuất của mình.

Trung thực trong sản xuất nông sản không phải vì ai xa xôi mà vì nồi cơm của chính mình.

Đừng tự vung tay làm vỡ nồi cơm đang vơi dần.

Thêm những cánh cửa đóng sầm lại thì tương lai nông nghiệp Việt Nam sẽ càng u tối, mờ mịt.

Nếu hậu quả ấy đến thì cũng đừng trách ai, bởi ta đã hại... ta mà thôi.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Trồng Dưa Hấu Nghịch Mùa Hiệu Quả Từ Trồng Dưa Hấu Nghịch Mùa

Kinh nghiệm trồng dưa hấu lâu nay của bà con nông dân trong huyên Phú Tân (Cà Mau) là sau khi dứt mùa mưa, tận dụng đất vườn, bờ liếp để trồng dưa hấu ăn và bán trong dịp Tết. Với cách trồng dưa hấu này, năng suất sẽ đạt bình quân từ 3 tấn/công, nếu vào thời điểm dưa có giá thì hiệu quả mang lại khá cao.

15/02/2014
Giúp Nông Dân Phát Huy Nguồn Lực Giúp Nông Dân Phát Huy Nguồn Lực

"Tổ chức các phong trào thi đua trong nông dân sẽ giúp họ phát huy hiệu quả các nguồn lực Nhà nước hỗ trợ để vượt qua đói nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng"

15/02/2014
Nông Dân Học Làm Bác Sĩ Thú Y Nông Dân Học Làm Bác Sĩ Thú Y

Lớp dạy nghề chăn nuôi thú y tại xã Cao Thượng, Tân Yên (Bắc Giang) đã trang bị cho nông dân những kiến thức về kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

15/02/2014
Thuận Vợ, Thuận Chồng... Làm Giàu Không Khó Thuận Vợ, Thuận Chồng... Làm Giàu Không Khó

Về ấp Nhơn Thọ 1, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, Cần Thơ, tìm hiểu việc nuôi trăn của ông Võ Văn Diện (thường gọi là Ba Rí) mới thấm thía câu “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.

15/02/2014
Cây Ca Cao Chịu “Phận Bạc” Cây Ca Cao Chịu “Phận Bạc”

Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển cây ca cao. Tuy nhiên, cây ca cao Việt Nam đang chịu cảnh “phận bạc”- đó là chưa được quan tâm đầu tư, sản xuất một cách thích đáng...

15/02/2014